Đây là Viện Bảo tàng Mỹ thuật Gagosian ở Chelsea, New York chăng ? Chưa hẳn như vậy ! Nhưng mấy năm nay, thỉnh thoảng gallery của Viện bảo tàng Gagosian đã hình thành một “phòng trưng bày mỹ thuật” (kunsthalle) đầy hoài bão lớn lao. Năm 2009, viện đã tổ chức CLAUDE MONET-chiếc cầu Nhật Bản-Sơn dầu một cuộc triển lãm hồi tưởng vô giá về Piero Manzoni, nghệ sĩ Biểu niệm chủ nghĩa đầu tiên, rồi đến cuộc khảo sát những tuyệt tác cuối đời của danh họa Picasso....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHU VƯỜN TRỞ THÀNH MỘT TÁC PHẨM TRỪU TƯỢNG
KHU VƯỜN TRỞ THÀNH
MỘT TÁC PHẨM TRỪU
TƯỢNG
Đây là Viện Bảo tàng Mỹ thuật
Gagosian ở Chelsea, New York
chăng ? Chưa hẳn như vậy !
Nhưng mấy năm nay, thỉnh
thoảng gallery của Viện bảo tàng
Gagosian đã hình thành một
“phòng trưng bày mỹ thuật”
(kunsthalle) đầy hoài bão lớn
lao. Năm 2009, viện đã tổ chức
CLAUDE MONET-chiếc cầu Nhật một cuộc triển lãm hồi tưởng vô
Bản-Sơn dầu giá về Piero Manzoni, nghệ sĩ
Biểu niệm chủ nghĩa đầu tiên, rồi
đến cuộc khảo sát những tuyệt tác cuối đời của danh họa Picasso. Giờ
đây, trong một bước tiến gần hơn tới thế giới của các nghệ sĩ bậc thầy
thuở trước, Viện lại tổ chức cuộc triển lãm “Claude Monet: Những
sáng tác cuối đời” (Claude Monet: Late Work), một cuộc trưng bày
hoành tráng (toàn những của hiếm từ đâu đến trên cõi đời này nhỉ?),
gồm 27 trong số các họa phẩm do Monet vẽ khu vườn Giverny, từ 1904
đến 1922.
Và chính xác những họa phẩm này đến từ đâu vậy? Từ rất nhiều nơi:
Viện Bảo tàng Marmottan Monet ở Paris, Quỹ Beyeler ở Basel, Thụy
Sĩ, Học viện Mỹ thuật Chicago, hai viện bảo tàng Nhật Bản, và nhiều
bộ sưu tầm tư nhân khác. Những cuộc trưng bày các tác phẩm mượn
được như cỡ này thường tốn kém vô cùng. Chắc chắn chúng là những
khoản đầu tư có tính toán, thường là những gói xúc tiến thương mại
cho từng tác phẩm mà gallery muốn bán. Nhưng trong trường hợp đặc
biệt này, Viện bảo tàng Gagosian khẳng định, sẽ không bán tác phẩm
nào hết. Trưng bày, chỉ là trưng bày. Vì thế các bạn cứ thỏa sức thưởng
ngoạn.
Mà phải thưởng ngoạn thực sự đấy. Vì đây toàn là những tác phẩm đẹp
tuyệt trần, đẹp đến mức siêu phàm.
Vào khoảng năm 1904, Monet đã trú ở Giverny, một ngôi làng cách
Paris chừng 45 dặm, trong hơn một thập kỷ. ở đó, với một nhóm các
thợ làm vườn chuyên về phong cảnh, Monet đã thiết kế và dần dần sắp
đặt một khu vườn rất công phu, trồng các loài hoa và cả các loài cây,
với một hồ hoa súng, đẹp đến kỳ lạ, hấp dẫn đến lạ thường.
Ông quý khu vườn của ông, sắp đặt nó như một tác phẩm vườn cây mỹ
thuật vĩ đại. Và đó là một dự án bất tận, với công nhân thường xuyên
làm cỏ các luống hoa, trồng những cây liễu rủ, định hình lại khu hồ,
xây thêm những chiếc cầu Nhật Bản, sắp xếp các mảng hoa súng... Đối
với Monet, cuối cùng khu vườn trở thành một tác phẩm trừu tượng, một
nhà hát tinh thần, một mô hình mẫu về xưởng họa, mà ông đòi hỏi khắt
khe vì ông đã dành hết tâm sức của mình.
Tuy nhiên, thực ra trong những năm đầu ở Giverny, ông cũng chỉ thỉnh
thoảng mới chú ý tới nó được thôi. Ông hơi lấn bấn về chuyện gia đình.
Sự nghiệp của ông lại đòi hỏi phải quan tâm nhiều hơn về thời gian.
Ông lại thường xuyên đi chu du đây đó lúc tới Luân Đôn, Địa Trung
Hải, và vẽ đủ mọi thứ từ những đống rơm cho đến những Tòa nhà
Quốc hội.
Rồi đến khi ông vẽ chính ngôi vườn của ông, ông có hơi cứng nhắc,
miêu tả nó theo phong cách ấn tượng Cổ điển, với những nét nhỏ xíu
vô định, hợp lại thành những bố cục vô cùng chặt chẽ. Ông vẽ với một
tâm thế hội họa hẳn hoi như thể khu vườn không thực sự thuộc về ông,
không phải của ông.
Nhưng thực tế nó đã thực sự thuộc về ông, và có lúc ông đã nhập tâm ý
tưởng đó và yên chí về mặt tâm lý. Việc ông chăm sóc khu vườn càng
trở nên có tính chất cá nhân hơn, điều đó có nghĩa thực nghiệm hơn.
Thế rồi ông thấy thoải mái hơn, và khu vườn cũng không níu kéo ông
một cách sát sao nữa. Và điểm chính của cuộc trưng bày Gasgosian, do
Paul Hayes Tucker, nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật đứng ra tổ chức, là
nhằm mô tả quá trình sáng tác như phản ánh trong các họa phẩm của
ông.
Rõ ràng đây là tâm trạng ổn định mà ông được thoải mái nhờ tình hình
tài chính, được bảo đảm hơn. Vào đầu thế kỷ 20, Monet là một trong
những nghệ sĩ giàu nhất nước Pháp, và ông đã sử dụng khả năng tài
chính đó để tu bổ cho không gian môi trường sống của ông. Năm 1902,
ông mở rộng hồ hoa súng gấp 3 lần diện tích ban đầu, cải tạo ao nước
nông thành một cảnh quan hoành tráng, rộng mênh mông. Ngay sau đó,
ông đã vẽ những bức đầu tiên của một series các họa phẩm nhan đề
chung là “Hoa Súng” (Nymphéas).
Tám bức mẫu, được vẽ từ 1904 đến 1908, treo ở phòng trưng bày thứ
nhất dưới mái vòm sơn màu ghi của Viện bảo tàng. Và nếu bạn chỉ biết
chút ít thôi về Monet thời kỳ tiền - Giverny, thì lập tức bạn sẽ thấy
được bước tiến vọt của ông ở đây. Những cấu trúc cố định không còn
nữa, cũng không hiện được những dấu vết đối với thời gian thực tại. Và
rồi không gian trở nên khó xác định. Lúc này người xem tranh chúng ta
đang đứng ở đâu đây? Trên bờ hồ chăng? Hay dưới nước chăng? Hay
đang bay lư ...