Khuếch trương thương hiệu : những sai lầm cần phải tránh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khuếch trương thương hiệu : những sai lầm cần phải tránh Khuếch trương thương hiệu : những sai lầm cần phải tránh Trong kinh doanh, hướng đến mục đích tăng trưởng, nhiều doanh nghiệp không ngần ngại đầu tư những khoản tiền khổng lồ vào các phương thức đánh bóng tên tuổi. Song nhiều cách khuếch trương thương hiệu tưởng là có sự thuyết phục cao lại khiến doanh nghiệp lụi bại. Thời đại đã thay đổi và công nghệ đã khai sinh những phương thức mới cho công đoạn xây dựng và phát triển thương hiệu một doanh nghiệp. Hãy cảnh giác với năm trường hợp sau : Cung cấp một sản phẩm tuyệt vời và phù hợp về giá cả. Một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thường cung cấp các sản phẩm cho mức lợi nhuận cao, còn doanh nghiệp nào chỉ bán những mặt hàng tuyệt vời thì lại thường bị lỗ. Sự tồn tại lâu bền của doanh nghiệp trên thị trường không chỉ đơn giản phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm. Do đó đừng rơi vào chiếc bẫy của lối suy nghĩ lỗi thời là chỉ cần tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt là cả thế giới sẽ tìm đến! Giải pháp: Phải tiến hành một chương trình kiểm nghiệm nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi tung chúng ra thị trường. Có thể đăng tải hình ảnh, thông tin trên những website mang tính cộng đồng và và thăm dò ý kiến , phản hồi của người đọc. Chi nhiều cho quảng cáo nhằm quy tụ khách hàng. Những thương hiệu mạnh mỗi tháng đều chi một khoản tiền lớn cho quảng cáo nhưng không ít tiền được ném vào những mẩu giới thiệu kém hiệu quả. Giải pháp: Cách tốt nhất để thiết lập uy tín là tận dụng công nghệ PR với các hãng truyền thông đại chúng. Báo chí hoặc phương tiện phát thanh truyền hình là nơi đáng để chia sẻ những nội dung về sản phẩm, dịch vụ và chọn lựa làm kênh phân phối thông tin cho doanh nghiệp. Quá tin vào quảng cáo truyền miệng và lời giới thiệu của khách hàng có tiếng tăm. Nhiều chủ doanh nghiệp non trẻ nói rằng họ không thích chi quá nhiều tiền vào các hoạt động tiếp thị hoặc các phương thức gầy dựng tên tuổi thương hiệu khác vì truyền miệng là cách hay nhất để lôi kéo khách hàng đến với mình. Trong những năm trước thì đó là điều khả thi, song nay những giới thiệu truyền miệng đã bị giảm tác dụng khá nhiều. Phương thức truyền miệng có thể giúp tên tuổi của doanh nghiệp đứng vững hơn, nhưng nó không thể là bệ phóng vững chắc cho mọi sự thành công của doanh nghiệp. Giải pháp: Cách thức sáng suốt nhất để xây dựng danh sách các khách hàng thành viên và lồng phương thức truyền miệng vào trong chiến lược tiếp thị của công ty chính là lăng-xe blog của doanh nghiệp. Nếu được sử dụng đúng đắn, blog sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và củng cố lòng trung thành của người mua sắm trước đây. Cần quá nhiều kỹ năng đa dạng để trở thành chủ một thương hiệu tên tuổi. Nếu là một người có trí óc tuyệt vời, là một nhà hùng biện chân thật, am hiểu tốt về kế toán và làm việc miệt mài thì bạn đang có được một lợi thế rất lớn. Nhưng dù không có đủ các tố chất ấy, người ta vẫn có thể trở thành một doanh nhân thành đạt. Có một kỹ năng xây dựng thương hiệu mà hầu hết các doanh nghiệp đều ít nghĩ đến, nhưng nếu nắm vững và coi nó ưu tiên số 1 thì nhất định gặt hái được thành công. Đó là việc tiếp thị hàng ngày. Yếu tố 'hàng ngày' tại đây chính là điều cơ bản nhất. Giải pháp: Hãy cố gắng làm những việc sau vào đầu mỗi buổi sáng: gọi điện quảng cáo với khách hàng, đăng tin về doanh nghiệp trên các website, viết một bài báo cho blog của doanh nghiệp hoặc một bài báo về doanh nghiệp. Chi phí, xây dựng thương hiệu (bao gồm quảng cáo, PR, tiếp thị và truyền thông cộng đồng) quá tốn kém. Nhiều doanh nghiệp thất bại vì dành hết vốn chỉ để lăng xê hoặc nuôi nấng một thương hiệu. Ngược lại, không ít doanh nghiệp bắt đầu từ số vốn rất khiêm tốn, song biết tận dụng tốt mọi công cụ miễn phí hoặc giá thấp có mặt trên mạng cộng đồng, quảng cáo trực tuyến hoặc ấn phẩm địa phương mà thành công. Do đó, hãy tập trung tiếp thị vào những thị trường trực tuyến rộng lớn hơn và xây dựng uy tín, thanh danh qua những hỗ trợ truyền thông. Giải pháp: Có thể đến với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn mối liên hệ mới và vô số khách hàng tiềm năng thông qua Facebook, Twitter, Hi5 hoặc LinkedIn. Một bước đi khác để tạo tiếng tăm cho doanh nghiệp là liên lạc, hợp tác cùng các cơ quan truyền thông địa phương. Và cho dù bạn đang hướng đến một thị trường rộng lớn hơn trên toàn cầu thì trước tiên vẫn hãy bắt đầu ngay tại địa phương nơi mình lập công ty.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức thương hiệu chiến lược thương hiệu bí quyết marketing kĩ năng quản trị thương hiệu phát triển thương hiệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 sai lầm trong chiến lược quảng cáo
3 trang 357 0 0 -
28 trang 250 2 0
-
Giá trị vô hình của thương hiệu.
5 trang 229 0 0 -
Chương 8: Truyền thông marketing
43 trang 223 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 219 0 0 -
4 trang 218 0 0
-
Xây dựng nhãn hiệu mạnh bằng lý thuyết 9C
5 trang 153 0 0 -
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 133 0 0 -
Lợi thế của thị trường truyền thông kỹ thuật số
7 trang 129 0 0 -
Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
6 trang 116 0 0 -
Engagement – Cách Quảng Cáo Mới
3 trang 115 0 0 -
Tiểu luận: Kế hoạch phát triển thương hiệu trà Ô Long Cao Sơn tại thị trường Việt Nam
28 trang 106 0 0 -
107 trang 93 0 0
-
'Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi' – Liệu có đúng ở thị trường Việt Nam?
4 trang 91 0 0 -
Narrow branding – Xây dựng thương hiệu hẹp
5 trang 90 0 0 -
Phân biệt giữa PR và quảng cáo
6 trang 81 0 0 -
9 trang 71 1 0
-
4 phương thức để tận dụng tốt mẫu quảng cáo hơn
3 trang 67 0 0 -
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chương 4 – ThS. Đặng Đình Trạm
37 trang 64 0 0 -
10 tips event marketing không thể bỏ qua
5 trang 58 0 0