Thông tin tài liệu:
Bài viết tiến hành tìm hiểu của các chu kỳ dòng vốn; cấu trúc dòng vốn và những tác động của chúng lên nền kinh tế vĩ mô; bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khủng hoảng tài chính ở các nước thị trường mới nổi và những bài học kinh nghiệmKHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNHỞ CÁC NƯỚC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔIVÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM “Nếu bạn nợ ngân hàng một trăm bảng, bạn đang có vấn đề. Nhưng nếu bạn vay ngân hàng một triệu bảng, ngân hàng đang gặp vấn đề” 1. John Maynard Keynes “Nếu bạn vay ngân hàng một tỷ bảng thì tất cả mọi người đang gặp vấn đề” 2. The EconomistCác cuộc khủng hoảng tài chính 3 gây cản trở tăng trưởng kinh tếcủa nhiều quốc gia và trên phạm vi toàn cầu một cách hết sứcnghiêm trọng. Riêng giai đoạn 1970-2013 đã xảy ra khoảng 400cuộc khủng hoảng, 35 cuộc xảy ra ở các nước tiên tiến giàu có,1 If you owe your bank a hundred pounds, you have a problem. But if you owe your bank a million pounds, it has. John Maynard Keynes.2 If you owe your bank a billion pounds everybody has a problem. The Economist.3 Khủng hoảng tài chính thường được hiểu là tình huống mà giá trị của một định chế tài chính hay tài sản tài chính sụt giảm nhanh chóng. Thông thường thì xu hướng này đi kèm với hiện tượng rút vốn hàng loạt ở các ngân hàng do các nhà đầu tư bán tháo tài sản hay rút tiền vì lo sợ giá trị của các tài sản này rớt giá đột ngột. 75nửa trong số đó diễn ra sau năm 2007. Các nước thị trường mớinổi (EMs) hứng chịu 218 cuộc khủng hoảng tài chính, hầu hếtcác cuộc khủng hoảng này xảy ra vào giai đoạn thập niên 1980và 1990; trong đó khủng hoảng tiền tệ chiếm đa số, số còn lại làkhủng hoảng nợ và khủng hoảng ngân hàng. Vấn đề đáng lưu ýlà ở chỗ không thể nào dự báo chính xác nơi nào và lúc nào thìkhủng hoảng xảy ra (Laeven và Valencia, 2013). Liệu có bài họcgì có thể rút ra nhằm giúp các quốc gia, nhất là các nước đangphát triển và các nước EMs có thể tránh được những cuộckhủng hoảng tương tự trong tương lai?Các chu kỳ dòng vốnLịch sử cho thấy tất cả các cuộc khủng hoảng đều có liên quanvới biến động của dòng vốn. Các thị trường vốn quốc tế khôngvận hành trơn tru trước các cú sốc bên ngoài ở các nước đangphát triển và các nước thị trường mới nổi (EMs). Dòng vốn ròngbiến động mạnh hơn nhiều ở các nước thị trường mới nổi (EMs)so với các nước tiên tiến (AEs). Trong khi ở các nước AEs, dòngra bù trừ dòng vào, tạo sự di chuyển trơn tru của các dòng vốn,thì ở các nước EMs, các kịch bản dòng vốn vào lớn thường đikèm mỗi khi các nền kinh tế này có tăng trưởng GDP tăng tốc,nhưng sau đó tăng trưởng thường giảm đáng kể (Cardarelli et al,2009). Vì vậy, mô thức chữ V ngược của dòng vốn ròng ở cácnước EMs vượt tầm kiểm soát của các nhà chính sách. Theo lịchsử, các dòng đầu tư tài chính biến động nhiều hơn và sự biếnđộng này càng gia tăng thời gian gần đây. Các dòng vốn ngânhàng thường ít biến động nhưng cũng thay đổi mạnh ở thời kỳkhủng hoảng. FDI ổn định hơn nhiều ở các nước EMs, nhưng76cũng gia tăng biến động thời gian qua do sự tăng tốc vay mượncủa các công ty con ít vốn (Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, 2011).Các dòng tài trợ vốn đi vào các nước đang phát triển và các nướcEMs qua năm kênh chủ yếu và thường được nhìn qua lăng kínhcủa cán cân thanh toán (BOP) hằng năm. Như chúng ta đã biết,cán cân thanh toán (BOP) của một quốc gia bao gồm hai tàikhoản quan trọng, tài khoản vãng lai (CA) và tài khoản vốn vàtài chính (KA). Theo cách hiểu truyền thống, hai tài khoản nàynghịch dấu nhau. Mỗi khi CA thâm hụt thì KA thặng dư; tức làmỗi khi thu nhập quốc gia ít hơn chi tiêu nội địa thì nguồn tài trợtừ dòng vốn vào lớn hơn dòng vốn ra. Lúc này, đất nước trởthành nước đi vay ròng. Các dòng vốn này đi qua năm kênhchính 4, bao gồm: (1) trái phiếu, (2) ngân hàng, (3) vay chínhthức, (4) đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, và (5) cổ phiếu doanhnghiệp. Ba nhóm đầu được gọi là tài trợ vốn bằng nợ (debtfinance) và hai nhóm sau gọi là tài trợ bằng vốn cổ phần (equityfinance). Việc phân biệt giữa “tài trợ bằng nợ” và “tài trợ bằngvốn cổ phần” có liên quan đến khả năng thanh toán khi quốc giarơi vào suy thoái hay đối mặt với các cú sốc về điều kiện trao đổi4 Kênh tài trợ vốn chủ yếu cho các quốc gia bao gồm: (1) Trái phiếu (Bond finance) [tăng mạnh sau 1990s do tự do hóa thị trường chính], (2) Ngân hàng (Bank finance) [đầu 1970s-cuối 1980s, giảm dần 1990s], (3) Vay chính thức (Official lending) [qua Ngân hàng Thế giới (WB), nhưng tỷ trọng ngày càng giảm dần], (4) FDI [nguồn vốn quan trọng từ sau WWII], và (5) Cổ phiếu doanh nghiệp (Portfolio investment in ownership of firms) [do phong trào “tư nhân hóa” tăng mạnh đầu 1990s]. Các dòng 1, 2, ...