Danh mục

Khung năng lực phát triển chất lượng nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 379.77 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Khung năng lực phát triển chất lượng nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế" nhằm giới thiệu khát quát về khung năng lực, phát triển nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trên cơ sở đó xây dựng khung năng lực phát triển chất lượng nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khung năng lực phát triển chất lượng nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế KHUNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH QUỐC TẾ ThS. Trần Thị Kim Anh Trường Đại học Thương mạiTÓM TẮT Trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngàycàng gay gắt, do vậy lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về doanh nghiệp nào có đội ngũ nhân lực chấtlượng cao, đặc biệt là nhân lực quản trị. Nhân lực quản trị có vai trò rất quan trọng trong quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp, họ có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Ngày nay, khi mà vốn và công nghệ trở nên dễ dàng tiếp cận với mọi doanh nghiệp thì lợi thế cạnhtranh bền vững sẽ đến từ năng lực của tổ chức. Bởi thế mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệplà cần nâng cao năng lực cho các nhà quản trị trên cơ sở ứng dụng mô hình khung năng lực. Vớicách tiếp cận vấn đề như vậy, mục tiêu của bài viết nhằm giới thiệu khát quát về khung năng lực,phát triển nhân lực quản trị tại doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trên cơ sở đó xây dựng khung nănglực phát triển chất lượng nhân lực quản trị tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế.Từ khóa: Năng lực, khung năng lực, nhân lực quản trị, phát triển nhân lực1. TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.1. Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu về khung năng lực là một chủ đề được nhiều học giả nước ngoài quan tâm.Trong đó, các đề tài tập trung làm rõ mô hình khung năng lực trong quản trị nhân sự như nghiêncứu của tác giả Boyatzis (1982) đã chỉ ra sự ứng dụng mô hình khung năng lực trong phát triểnnăng lực lãnh đạo, quản lý nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Đã cónhiều công trình khoa học giá trị ở khắp các quốc gia trên thế giới tập trung nghiên cứu về năng lựclãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức. Có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Spencer vàSpencer (1993) được nhóm tác giả Dainty và cộng sự (2005) phát triển để xây dựng khung nănglực. Ngoài ra, có các nghiên cứu của nhóm nhà khoa học từ Mỹ như Chung-Herrera và cộng sự(2003), nhóm nhà khoa học từ Hàn Quốc như Kang và cộng sự (2015), nhóm nhà khoa học từTrung Quốc như Xuejun và Wang (2009), nhóm nhà khoa học từ Đài Loan như Jeou-Shyan và cộngsự (2011), nghiên cứu của Megahed (2015)... Như vậy, tiếp cận khoa học về năng lực và khungnăng lực với đối tượng lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp đã được công nhận ở nhiều quốc giatrên thế giới. Bên cạnh đó, quản trị dựa trên năng lực được xem là một lý thuyết quản trị nhân sựhiện đại và được nhiều trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu cũng như các học giả nước ngoàiquan tâm với những công trình có giá trị. Cụ thể, Đại học Harvard đưa ra từ điển năng lực Harvard(2008), tổ chức tư vấn Hay Group xuất bản từ điển Hay Group (2004), tác giả Seema Sanghi đưa racuốn sổ tay năng lực (2007)... Ở trong nước, bàn về vấn đề này cũng thu hút được sự quan tâm củanhiều học giả như: nghiên cứu của Trần Kiều Trang (2012), trong đó xác định năng lực của chủdoanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam theo mô hình năng lực ASK (Attitude - Skills- Knowledge). Bên cạnh đó, tác giả Lê Quân (2015) với công trình nghiên cứu Lãnh đạo doanh 412nghiệp Việt Nam đã tập trung làm rõ khung năng lực bao gồm tiếp cận xây dựng khung năng lực vàkhung năng lực lãnh đạo doanh nghiệp. Năm 2014, tác giả Mai Thanh Lan và Tạ Huy Hùng đã xâydựng khung năng lực với nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp giai đoạn tái cấu trúc ở ViệtNam. Phạm Công Đoàn (2010) đã nghiên cứu triển khai ứng dụng khung năng lực vào hoạt độngđánh giá năng lực các CEO trong các doanh nghiệp thương mại. Bên cạnh đó, tác giả Ngô QuýNhâm (2015) đã đưa ra nghiên cứu ―Khung năng lực và ứng dụng trong hoạt động quản trị nhân sự‖đăng trong kỷ yếu hội thảo ―Khung năng lực - Xu hướng ứng dụng trong bối cảnh hội nhập‖, vớinội dung giới thiệu về khung năng lực và ứng dụng trong công tác đánh giá (quản lý thành tích)… Bàn về phát triển nhân lực, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đềcập đến. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào khái niệm, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến pháttriển nhân lực, có thể kể đến như: nghiên cứu của Jerry W. Gilley và các đồng sự (2002); LeonardNadler (1984); Henry J. Sredl & Willam J. Rothwell (1997); Gilley (2000); Swanson, R.A (2001)... Ởtrong nước, có thể đề cập tới một số công trình tiêu biểu của các tác giả như: Bùi Văn Nhơn (2006);Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2012); Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012); Bùi ThịThanh (2005); Trần Kim Dung (2009); Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2012); Hoàng VănHải, Vũ Thùy Dương (2010). Các công trình này cũng khái quát được những vấn đề cơ bản của pháttriển nhân lực trong doanh ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: