Danh mục

Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 625.15 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với mục đích đánh giá lại thực trạng pháp lý và những khó khăn trong quá trình thực hiện M&A ở Việt Nam, trong thời gian từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam được hình thành đến khi hoàn thành nghiên cứu này, từ đó đưa ra những kiến nghị để góp phần hoàn thiện khung pháp lý về M&A ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam Khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) tại Việt Nam Tom, Nguyen Biên tập viên tạp chí khoa học tổng hợp 1. Đặt vấn đề Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, hiện có khoảng hơn 500 ngàn doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng hơn 90%. Ngoài ra, với sự ra đời của thị trường chứng khoán (Việt Nam hiện tại có 2 sàn chứng khoán với tổng số lượng doanh nghiệp niêm yết đến cuối tháng 9/2011 là khoảng 695 và khoảng 1 ngàn công ty đại chúng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán) là một điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nhượng cổ phần dễ dàng đối với các cổ đông của công ty. Do có số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ lớn, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, do đó hoạt động M&A sẽ là một hình thức rất quan trọng qua đó giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn thông qua việc bán cổ phần cho các doanh nghiệp lớn hơn (hình thức M&A). Ngoài ra, hoạt động M&A còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau và hình thành nên các công ty lớn đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Trong những năm qua, Việt Nam đã ghi nhận nhiều thương vụ M&A với giá trị giao dịch ngày càng tăng. Năm 2006 số thương vụ M&A là 38 với tổng giá trị giao dịch là 229 triệu USD, đến năm 2010 số thương vụ M&A là 345 với tổng giá trị 1,75 tỷ USD. Tuy nhiên, việc thực hiện M&A ở Việt Nam đang gặp phải những khó khăn về phương diện pháp lý, bởi vì khung pháp lý cho M&A chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ và nằm rải rác ở các văn bản luật khác nhau, hơn nữa, sự không nhất quán về định nghĩa, cách hiểu M&A cũng tạo nên khó khăn cho các công ty muốn thực hiện M&A. Trong thời gian qua cũng đã ghi nhận nhiều thương 1 vụ M&A gặp khó khăn về mặt thủ tục và hợp nhất vốn chủ sở hữu (theo cách hiểu của cơ quan đăng ký kinh doanh là vốn chủ sở hữu sau sáp nhập là tổng vốn của hai công ty) như vụ Hà Tiên 1 sáp nhập vào Hà Tiên 2, vụ công ty Dược MPK được xem là nhà đầu tư nước ngoài (bởi vì có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 4%) nên không được phân phối dược phẩm. Với những khó khăn nêu trên, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tính đầy đủ và hoàn thiện của khung pháp lý hiện tại để từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp cho việc hình thành một thị trường M&A ở Việt Nam. Mục đích nghiên cứu của nghiên cứu này là đánh giá lại thực trạng pháp lý và những khó khăn trong quá trình thực hiện M&A ở Việt Nam, trong thời gian từ khi thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được hình thành đến khi hoàn thành nghiên cứu này, từ đó đưa ra những kiến nghị để góp phần hoàn thiện khung pháp lý về M&A ở Việt Nam. 2. Câu hỏi nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như vậy, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: (1) có cần thiết ban hành một văn bản pháp luật riêng cho hoạt động M&A hay là bổ xung và sửa đổi khung pháp lý hiện tại về M&A; (2) có cần thiết hình thành một thị trường M&A hay là xem M&A là cách thức tổ chức lại doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động M&A diễn ra rất phức tạp vì nó liên quan tới rất nhiều văn bản luật khác nhau và các ngành nghề khác nhau, vì vậy M&A cũng có những đặc thù khác nhau, chẳng hạn M&A của các Ngân hàng thương mại sẽ khác so với các công ty chứng khoán, cũng như các doanh nghiệp thông thường. Ngoài ra, các loại hình công ty khác nhau thì hoạt động M&A cũng sẽ khác nhau, M&A của các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) sẽ khác so với công ty cổ phần (CTCP), trong đó, trong công ty cổ phần lại chia ra, công ty cổ phần đại 2 chúng và công ty cổ phần chưa đại chúng thì hoạt động M&A cũng sẽ khác nhau về phương diện pháp lý. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này là các công ty cổ phần và công ty TNHH nhưng với điều kiện là sắp cổ phần hóa; phạm vi nghiên cứu là hoạt động M&A của các công ty thuộc các tất cả các ngành nghề, trừ các Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, các công ty thuộc lĩnh vực viễn thong, cũng như hoạt động cổ phần hoá của doanh nghiệp nhà nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để trả lời câu hỏi nghiên cứu là tùy theo các chương khác nhau mà phương pháp phân tích diễn dịch hay quy nạp được thực hiện, ngoài ra phương pháp mô tả hiện tượng cũng được sử dụng trong nghiên cứu này. 5. Kết cấu của nghiên cứu Kết cấu của nghiên cứu này gồm ba (03) chương. Chương 1, tổng quan về hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), chương này giới thiệu một cách chung nhất về những định nghĩa M&A, cách thức tiến hành M&A, các loại hình M&A, cũng như cách thức tiến hành M&A theo pháp luật Việt Nam. Chương 2, đánh giá tính hoàn thiện và đầy đủ của khung pháp lý cho hoạt động M&A ở Việt Nam, chương này phân tích thực trạng khung pháp lý và những khó khăn khi thực hiện M&A ở Việt Nam. Chương 3, Kết luận và kiến nghị, chương này đưa ra những kết luận về khung pháp lý từ đó đề xuất những kiến nghị để góp phần hoàn thiện khung pháp lý ở Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 1. Tổng quan về M&A 1.1. Định nghĩa M&A Thuật ngữ M&A chỉ mới phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu phát triển và tăng trưởng nóng từ năm 2006. Tên tiếng Anh của thuật ngữ này là Merger & Acquisition (M&A) có nghĩa là sáp nhập và mua lại. M&A được hiểu là khi một công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần (phần vốn góp) của một công ty khác để giành quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của công ty đó. Trong trường hợp, một công ty mua cổ phần (phần vốn góp) của một công ty khác nhưng chưa thể kiểm soát hoặc c ...

Tài liệu được xem nhiều: