Danh mục

Khuyến cáo mới khi dùng thuốc nhuận tràng

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 86.01 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Natri picosulfat (sodium picosulfate) là thuốc kích thích nhuận tràng giống như bisacodyl, dùng để điều trị táo bón và để thụt tháo đại tràng trước khi chụp chiếu hay phẫu thuật đại tràng. Sau khi uống, thuốc kích thích nhu động ruột sau khi được vi khuẩn đường ruột chuyển hóa. Các sản phẩm chuyển hóa tác động lên các thụ thể hóa học của các nơron trong thành ruột, gây ức chế hấp thu nước từ lòng ruột do đó làm thể tích phân tăng và kích thích nhu động ruột. Tác dụng thường xuất hiện sau từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khuyến cáo mới khi dùng thuốc nhuận tràng Khuyến cáo mới khi dùng thuốc nhuận tràng Natri picosulfat (sodium picosulfate) là thuốc kích thích nhuận tràng giống như bisacodyl, dùng để điều trị táo bón và để thụt tháo đại tràng trước khi chụp chiếu hay phẫu thuật đại tràng. Sau khi uống, thuốc kích thích nhu động ruột sau khi được vi khuẩn đường ruột chuyển hóa. Các sản phẩm chuyển hóa tác động lên các thụ thể hóa học của các nơron trong thành ruột, gây ức chế hấp thu nước từ lòng ruột do đó làm thể tích phân tăng và kích thích nhu động ruột. Tác dụng thường xuất hiện sau từ 10 – 14 giờ. Nếu dùng cùng với magnesi citrat để thụt tháo đại tràng thì tác dụng có thể xuất hiện chỉ sau 3 giờ. Hiện thuốc có dạng thuốc nước (uống theo giọt) và viên nén. Tuy nhiên, đối với người bệnh bị tắc ruột; người bệnh bị đau bụng mà chưa có chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ cần can thiệp ngoại khoa cấp cứu thì tuyệt đối không được dùng thuốc này. Khi có viêm nhiễm đường ruột cần dùng thuốc hết sức thận trọng. Không dùng thuốc kéo dài (dùng thuốc kéo dài hay quá liều có thể gây tiêu chảy, mất nhiều nước và rối loạn điện giải, đặc biệt là kali; có thể bị liệt đại tràng do mất trương lực) và không dùng natri picosulfat và magnesi citrat khi người bệnh nghi có giãn đại tràng do ngộ độc. Không dùng thuốc cho người mang thai, người cho con bú. Khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp triệu chứng đau bụng (đau thắt đại tràng), tiêu chảy… cần thông báo cho bác sĩ để được xử lý thích hợp. Các nghiên cứu so sánh cho thấy, hiệu quả giảm đau đối với các trường hợp đau do nguồn gốc thần kinh của các thuốc chống trầm cảm và chống động kinh là tương đương nhau trên lâm sàng, tuy nhiên, chúng khác nhau về mức độ an toàn và khả năng dung nạp thuốc. Theo ước tính từ một nghiên cứu gần đây, cứ 2,6 trường hợp đau do nguồn gốc thần kinh được điều trị với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng thì có 1 trường hợp có đáp ứng rõ rệt, con số này với các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (như fluoxetine, paroxetine), thuốc chống động kinh thế hệ cũ (như phenytoin, carbamazepine) và gabapentin lần lượt là 6,7; 2,5 và 4,1. Do hiệu quả điều trị là tương đương giữa hai nhóm thuốc này nên sự lựa chọn điều trị ban đầu cần dựa chủ yếu vào mức độ an toàn, chống chỉ định và giá thành của thuốc cũng như các bệnh lý mắc kèm của người bệnh. Ví dụ, các bệnh nhân có biểu hiện lo lắng, trầm cảm, mất ngủ nên được lựa chọn điều trị với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Tuy nhiên, các bệnh nhân có bệnh tim mạch hoặc glôcôm góc đóng lại không nên được điều trị với nhóm thuốc này. Ngay cả khi điều trị thành công thì cũng chỉ giảm được 30-50% cảm giác đau, do đó, có thể phải cân nhắc việc phối hợp thuốc điều trị. Skđs

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: