Để giải nhanh được một bài toán mà rộng hơn là một đề thi Hóa học, đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả 4 yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, và phương pháp mà mỗi một yếu tố đều đòi hỏi một quá trình rèn luyện
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
kĩ năng tính và những tồn tại trong hoa hoc pho thong Uploaded by VNMATHS.TKSao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TÍNH VAI TRÒ VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1. Tại sao lại có bài viết này? Mặc dù đang hết sức bận rộn với công tác nghiên cứu cũng như những công việc cá nhân,nhưng trong suốt thời gian qua, kể từ khi 2 bài giải chi tiết của tôi cho đề thi ĐH khối A mônHóa năm 2007 và 2008 được đưa lên mạng, tôi đã thường xuyên “được làm phiền” bởi rất nhiềubạn học sinh cũng như giáo viên trên cả nước. Trong số rất nhiều điện thoại, tin nhắn, email gửi đến cho tôi, có một ý kiến mà đa số cácbạn đều đặt ra là “mốc thời gian làm bài mà tôi đặt ra trong đáp án dựa trên căn cứ nào”, “khôngthể tính nhẩm nhanh trong một thời gian ngắn như thế”, .... thậm chí, đã có bạn học sinh khôngtiếc lời lăng mạ tôi qua điện thoại, vì cho rằng tôi đã “phô diễn” quá mức, rằng chỉ có “thầnthánh” mới có thể làm bài nhanh như thế, rằng tôi “bốc phét”, .... một bạn giáo viên khác thì chorằng đáp án mà tôi đưa ra đã gây ra sự ức chế tâm lý rất lớn đối với các bạn đã không thi tốt đợtthi vừa qua và tạo ra cả sức ép cho các học sinh chuẩn bị tham gia đợt thi sắp tới. Về ý kiến của bạn giáo viên nọ, tôi hoàn toàn có thể chia sẻ, mặc dù mục đích của tôi làđặt ra mục tiêu cho các em phấn đấu, cũng như một sự động viên đối với các em rằng đề thikhông hề khó, cũng không hề dài, để các em có thêm tự tin bước vào kỳ thi. Có thể xem lại phân tích mà tôi đã dùng cả trong 2 đáp án: “Để giải nhanh được một bài toán mà rộng hơn là một đề thi Hóa học, đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn và hiệuquả 4 yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp (chú ý là tôi xếp phương pháp ở hàng thứ yếu, cuốicùng), mà mỗi một yếu tố đều đòi hỏi một quá trình rèn luyện tích cực và đúng hướng (nên cần phải được hướngdẫn). Những mốc thời gian làm bài tôi đặt ra trong đáp án là trong điều kiện lý tưởng, với một học sinh đã hội tụ đủ cả 4yếu tố trên và trong điều kiện như vậy thì một đề thi ĐH (dù từng được đánh giá là khó) cũng có thể giải quyết đượctrong vòng 15-20 phút. Tất nhiên, tâm lý thực tế ở trong phòng thi sẽ khác và không có nhiều học sinh hội tụ đủ cả 4yếu tố trên, song, phải nói như vậy để các em thấy và tự tin rằng “việc giải trọn vẹn đề thi ĐH trong vòng 30 phútkhông phải là điều không thể và trong 60-90 phút thì là điều hoàn toàn có thể” Khi một thông tin đưa ra, có thể có nhiều cách tiếp nhận khác nhau, đối với người này làmột lời động viên, đối người khác, đó lại là một áp lực. Điều đó hoàn toàn có thể hiểu, có thểthông cảm được và tôi một lần nữa khẳng định với các em rằng: “hãy tự tin vào những gì mìnhđã có, 90 phút để vượt qua một đề thi trắc nghiệm như vậy không phải là điều không thể”. Còn đối với những ai cho rằng tôi đang “phô diễn”, tôi đang “thể hiện”. Xin hỏi, các bạnđã đọc được bao nhiêu bài giảng của tôi trên mạng, dự được bao nhiêu buổi học Online mà tôiđứng lớp. Thật thà mà nói, nếu để “khoe khoang, thể hiện”, tôi còn không ít thứ có thể phô diễnchứ không phải với 2 cái đáp án đã có. Hơn nữa, tôi cũng không rảnh rỗi để khoe khoang nhữngthứ vô nghĩa đối với tôi, tôi còn nhiều công việc ý nghĩa với bản thân mình hơn để làm. Nếuviệc cặm cụi giải đề thi, viết bài giảng đến tận sáng sớm để các em có thêm học liệu là khoekhoang, thể hiện thì có lẽ tôi nên đóng cửa Blog và delete các bài viết trên các 4rum là hơn.vukhacngoc@gmail.com http://my.opera.com/saobanglanhgiaSao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Dù sao thì cũng phải trở lại vấn đề của ngày hôm nay, đó là sự yếu kém trong Kỹ năngcủa các học sinh của chúng ta. Mặc dù sự yếu kém này không hoàn toàn thuộc về lỗi của các emmà là của cả hệ thống giáo dục. Bài viết phân tích về kỹ năng và vai trò của việc rèn luyện kỹ năng tôi đã từng post lênBlog cách đây nửa tháng, nhưng vì trong đó không trình bày phương pháp rèn luyện kỹ năngnên tôi không phổ biến trên các 4rum. Phần mở đầu của bài giảng như sau: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TÍNH NHANH ĐỂ GIẢI NHANH BÀI THI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌCCác em không thể đòi hỏi việc giải nhanh một bài toán Hóa học nếu như chính các em không thể tính nhanh được từ những phép tính đơn giản nhất! I. Đặt vấn đề: 1. Kỹ năng là gì? Hiểu theo nghĩa đơn giản, kỹ năng là biết cách làm. Khái niệm Kỹ năng rất rộng và bao hàm nhiều khía cạnh, trong thực tế chúng ta vẫn thường nghe đến“kỹ năng học”, “kỹ năng sống”, “kỹ năng mềm”, “kỹ năng làm việc theo nhóm”, … Có rất nhiều định nghĩa về kỹ năng, tuy nhiên chúng ta có thể tổng hợp được định nghĩa đơn giản vềkỹ năng như sau: Kỹ năng (Skill) là khả năng hoàn thành một công việc một cách thành thạo, dễ dàng,khéo léo – khả năng này có thể học được, hoặc phát triển được thông qua đào tạo hoặc tự trải nghiệm. 2. Tại sao phải học và rèn luyện kỹ năng? Người bình thường ai cũng biết nói, nhưng những người nói giỏi không nhiều; ai cũng biết đọc nhưngkhông phải ai cũng đọc nhanh, nắm hết những điều quan trọng... Sơ qua vài ví dụ như vậy ta có thể thấy làmmột công việc và làm được một công việc là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Não ta làm việc dựa trên 98% là thói quen (Routine). Rèn luyện kỹ năng làm việc tức là rèn luyện chonão thói quen làm việc tốt. Khi ta học cách làm một công việc – dù nhỏ hay lớn – cũng đều là ta đang dạycho não chúng ta biết cách tư duy, xử lý vấn đề. Quan trọng hơn, đó là dạy cho não thói quen làm việc gìcũng yêu cầu hiệu quả. Thay vì cắm đầu vào làm việc thì ta tập làm nó một cách nhanh nhất, thu được kếtquả cao nhất. Một người khi luôn t ...