Danh mục

Kì thị đối với người khuyết tật – Rào cản trong thực hiện giáo dục hòa nhập

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 90.91 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở của định hướng lí thuyết mô hình xã hội của khuyết tật – coi những rào cản xã hội (chứ không phải chỉ tình trạng khuyết tật) là nguyên nhân chính của tình trạng bị thiệt thòi và loại trừ xã hội của người khuyết tật (NKT) trong cuộc sống hòa nhập nói chung và của trẻ khuyết tật (TKT) trong môi trường giáo dục hòa nhập (GDHN).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kì thị đối với người khuyết tật – Rào cản trong thực hiện giáo dục hòa nhập JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0115 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 97-101 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn KÌ THỊ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT – RÀO CẢN TRONG THỰC HIỆN GIÁO DỤC HÒA NHẬP Đỗ Thị Thanh Thủy Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở của định hướng lí thuyết mô hình xã hội của khuyết tật – coi những rào cản xã hội (chứ không phải chỉ tình trạng khuyết tật) là nguyên nhân chính của tình trạng bị thiệt thòi và loại trừ xã hội của người khuyết tật (NKT) trong cuộc sống hòa nhập nói chung và của trẻ khuyết tật (TKT) trong môi trường giáo dục hòa nhập (GDHN). Kì thị đối với NKT tạo ra những “rào cản” về mặt xã hội và môi trường xã hội bất lợi đó có xu hướng cản trở TKT trước các cơ hội hòa nhập và làm tăng nguy cơ TKT bị loại trừ khỏi các cơ hội tiếp cận các dịch vụ, làm TKT mất tự tin, tự cô lập và mặc cảm, không muốn vươn lên, từ đó dẫn đến làm hạn chế sự tiến bộ của TKT. Để giảm bớt và tiến tới xóa bỏ những kì thị đối với người khuyết tật, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện GDHN TKT, cần tạo được cơ hội và môi trường để mọi người trong cộng đồng có sự thay đổi nhận thức về quyền con người và khả năng, nhu cầu của người khuyết tật nói chung và TKT nói riêng thông qua sự phối hợp các kênh thông tin, giáo dục và truyền thông để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và cộng đồng đối với NKT nói chung và đối với TKT nói riêng. Từ khóa: Kì thị, người khuyết tật, giáo dục hòa nhập, trẻ khuyết tật, rào cản. 1. Mở đầu Theo một nghiên cứu đánh giá gần đây về tình hình khuyết tật ở Việt Nam đã nhấn mạnh: “nhu cầu cấp thiết phải thay đổi thái độ tiêu cực của xã hội đang làm cản trở sự tiến bộ của người khuyết tật (NKT), trong đó kì thị đối với NKT được coi là vấn đề cốt lõi cần đạt nhiều thành công hơn nữa” [5, tr. 18]. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu những rào cản (về mặt xã hội) trong tiến trình thực hiện GDHN TKT. Giáo dục hòa nhập (GDHN) trẻ khuyết tật (TKT) là một xu thế tất yếu của thời đại và dựa trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận, đánh giá đúng TKT. Kì thị đối với NKT nói chung và với TKT nói riêng sẽ tạo nên “rào cản xã hội” trong thực hiện GDHN. Các nghiên cứu đã chứng minh: kì thị là nguyên nhân chính hạn chế các cơ hội sống của NKT và kì thị là nguyên chính của 19% những bất công đối với học sinh khuyết tật trong nhà trường [4, tr. 16]. Môi trường xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của TKT. Do đó, GDHN cần tạo được môi trường xã hội “không kì thị” sẽ góp phần giúp TKT được bình đẳng, cùng tham gia các hoạt động và phát triển như mọi trẻ em khác. Ngày nhận bài: 28/5/2015. Ngày nhận đăng: 15/8/2015. Liên hệ: Đỗ Thị Thanh Thủy, e-mail: thanhthuyhuy75@yahoo.com. 97 Đỗ Thị Thanh Thủy 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề lí luận 2.1.1. Khuyết tật Nhiều mô hình, khái niệm đã được đưa ra để giải thích về khuyết tật, trong số đó hai mô hình quan trọng nhất về khuyết tật là mô hình y học (coi khuyết tật là tình trạng thể chất của một cá nhân làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ra những thiệt thòi cho cá nhân đó) và mô hình xã hội về khuyết tật (cho rằng những rào cản và định kiến cũng như sự không chấp nhận của xã hội (có chủ ý và không chủ ý) là những yếu tố chính xác định ai là người khuyết tật và ai không là người khuyết tật). Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật, Luật người khuyết tật (năm 2010) đã quy định cách hiểu về NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn; Các dạng tật được quy định gồm 6 dạng: khuyết tật vận động, khuyết tật nghe nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật thần kinh và tâm thần, khuyết tật trí tuệ, khuyết tật khác [2;16-17]. Khuyết tật là một thách thức lớn về mặt xã hội ở Việt Nam, tỉ lệ dân số khuyết tật là rất đáng kể. Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tỉ lệ NKT chiếm 7,1% tổng dân số, trong đó có rất nhiều người là nạn nhân của chiến tranh [1, tr. 8]. NKT nói chung và TKT nói riêng có thể tham gia vào các hoạt động như mọi thành viên khác trong cộng đồng. Tuy nhiên, TKT có được tham gia các hoạt động đó để thể hiện và phát triển các tiềm năng của bản thân hay không tùy thuộc phần lớn vào sự tạo điều kiện của cộng đồng và toàn xã hội. 2.1.2. Kì thị đối với người khuyết tật ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: