Danh mục

Kiểm định sự hội tụ thu nhập ở khu vực ASEAN bằng mô hình hồi quy không gian

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 720.59 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Kiểm định sự hội tụ thu nhập ở khu vực ASEAN bằng mô hình hồi quy không gian" giới thiệu mô hình hồi quy không gian, vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, và ứng dụng mô hình này để kiểm định sự hội tụ beta tuyệt đối về thu nhập ở nhóm 9 quốc gia ASEAN với số liệu về GDP bình quân đẩu người thu thập trong giai đoạn 1994- 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối tương quan dương về mặt không gian giữa các quốc gia ASEAN. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm định sự hội tụ thu nhập ở khu vực ASEAN bằng mô hình hồi quy không gian KIỂM ĐỊNH SỰ HỘI TỤ THU NHẬP Ở KHU VỰC ASEAN BẰNG MÔ HÌNH HỒI QUY KHÔNG GIAN ThS. Trần Thị Tuấn Anh Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài viết giới thiệu mô hình hồi quy không gian, vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam,và ứng dụng mô hình này để kiểm định sự hội tụ beta tuyệt đối về thu nhập ở nhóm 9quốc gia ASEAN với số liệu về GDP bình quân đẩu người thu thập trong giai đoạn1994- 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối tương quan dương về mặt khônggian giữa các quốc gia ASEAN. Điều này hàm ý rằng, nếu xây dựng mô hình nghiêncứu về kinh tế - xã hội ở các quốc gia ASEAN có thể dẫn đến kết quả ước lượng hoặclà bị chệch và không vững nếu bỏ qua yếu tố tự hồi quy không gian, hoặc là khônghiệu quả nếu bỏ qua yếu tố tự tương quan không gian. Bên cạnh đó, bài viết còn tìmthấy bằng chứng thống kê về sự hội tụ beta tuyệt đối trong thu nhập GDP bình quânđầu người của các quốc gia ASEAN. Tỷ lệ hội tụ tìm được là 3,5%. Từ khóa: Hồi quy không gian, hội tụ beta tuyệt đối về thu nhập, mô hình độ trễkhông gian, mô hình sai số không gian. Abstract This study introduces spatial regression models which are still uncommon inVietnam, and applies spatial regression to investigate the income per capita absoluteconvergence for the ASEAN-9. The data for per capita income for the ASEAN-9countries during the period from 1994 to 2014 are collected from the World Bank’sdatabase. The result indicates that there is a positive spatial correlation between theASEAN-9. This implies that studying about ASEAN’s economies may result in biasedand inconsistent estimators if omitting the spatial autoregression or produce inefficientestimators if ignoring the spatial autocorrelation. In addition, this article provides astatistical evidence on the absolute convergence of per capita income in ASEAN-9countries. The rate of convergence is approximately 3.5%. Key words: Spatial regression, absolute convergence, spatial lag model, spatialerror model. 85 1. Giới thiệu Theo lý thuyết kinh tế của trường phái tân cổ điển, tiêu biểu là nghiên cứu củaSolow (1956), Koopmans (1965), các quốc gia hoặc các khu vực kinh tế nghèo cókhuynh hướng tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các quốc gia khá giả. Khuynh hướng nàydẫn đến một cuộc tranh luận rằng liệu có sự hội tụ về thu nhập giữa các nước trên thếgiới hay không. Rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện để tìm câu trảlời cho tranh luận này. Nhiều mô hình hồi quy xây dựng với việc sử dụng số liệu chéo,số liệu theo thời gian và số liệu dạng bảng để kiểm định cho sự hội tụ thu nhập của cácquốc gia trên thế giới. Tiêu biểu trong số đó là các nghiên cứu nhận định về sự tồn tạicủa mối tương quan về mặt không gian giữa các quốc gia có vị trí địa lý gần nhau vàmối tương quan không gian này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm định sựhội tụ thu nhập giữa các quốc gia thông qua mô hình hồi quy không gian. Trong cácnghiên cứu sự hội tụ kinh tế ở Việt Nam, gần như chưa có nghiên cứu nào tính đến sựtương quan không gian này. Do vậy, với mục tiêu tiếp cận và sử dụng công cụ nghiêncứu sự tương quan không gian, bài viết giới thiệu về hồi quy không gian và ứng dụnghồi quy không gian nhằm xác định sự hội tụ thu nhập ở khu vực ASEAN. Với mục tiêunghiên cứu như trên, bài viết được tổ chức như sau: Mục 2 của bài viết giới thiệu cơ sởlý thuyết về sự hội tụ thu nhập và giới thiệu phương pháp hồi quy không gian; Mục 3của bài viết ứng dụng hồi quy không gian để phân tích số liệu của các quốc giaASEAN nhằm kiểm định sự hội tụ thu nhập ở khu vực ASEAN; Mục 4 nêu kết luậnchung và đề xuất một số gợi ý cũng như hướng nghiên cứu mở rộng đề tài. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích Có ba giả thuyết nổi tiếng về sự hội tụ của tăng trưởng kinh tế: hội tụ không điềukiện (còn gọi là hội tụ tuyệt đối), hội tụ có điều kiện và hội tụ nhóm. Trong hội tụkhông điều kiện, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia hoặc các khu vựctrong dài hạn có khuynh hương hội tụ với nhau, bất kể điều kiện xuất phát điểm củaquốc gia hoặc khu vực đó. Các quốc gia nghèo hơn thường có xu hương tăng trưởngnhanh hơn các quốc gia phát triển và có một mối liên hệ âm giữa tốc độ tăng trưởngkinh tế và mức thu nhập khởi điểm của quốc gia cho dù có hay không có mặt các biếngiải thích trong mô hình hồi quy. Giả thuyết này luôn giả định rằng tất cả các nền kinhtế sẽ cùng hội tụ đến một trạng thái cân bằng như nhau. Giả định này khá hợp lý nếuxét các quốc gia có điều kiện kinh tế tương đồng nhau. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: