Danh mục

Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 250.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về sự cần thiết phải kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nội dung Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Từ đó, đưa ra một số giải pháp để Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, tăng năng lực sản xuất và giảm chi phí, tiêu hao trong sản xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam KIỂM SOÁT CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM  Ths. Nguyễn Thị Xuân Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt Trong bối cảnh ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (SXTACN) ngày càng phát triển, đặc biệt tại các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thì cạnh tranh giữa các DN (DN) cùng ngành cũng ngày càng khốc liệt. Từ duy trì đến tăng lợi nhuận là mong muốn và cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại của một DN SXTACN. Để làm được điều đó, việc tối ưu từng bộ phận từ khâu thu mua nguyên vật liệu (NVL), lập và quản lý công thức đến khâu sản xuất luôn là chủ đề được các DN quan tâm. Một trong những giải pháp tối ưu, để giúp DN SXTACN giải quyết các khó khăn của mình là kiểm soát tốt chi phí (KSCP) NVL trực tiếp. Từ khóa: KSCP Summary In the context of the growing animal feed industry, especially in Asia in general and Vietnam in particular, the competition among peers is increasingly fierce. Maintaining and increasing profits is the desire and also the key factor of the existence of an enterprise producing animal feed. In order to do that, optimizing every activities from purchasing raw materials, setting up and managing formula to manufacturing is always in the spot light of all enterprises. One of the optimal solutions to help enterprises producing animal feed solve their difficulties is well controlled cost of direct materials. Keyword: Cost control. 1. Đặt vấn đề Kiểm soát chi phí (KSCP) nói chung, chí phí NVL trực tiếp nói riêng là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ DN sản xuất nào. Đặc biệt, trong các DN SXTACN khi mà NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất từ 70% - 80%, hơn nữa việc bảo quản đòi hỏi phải nghiêm ngặt hơn, cẩn thận hơn do đặc tính dễ hút ẩm, dễ nhiễm nấm mốc, dễ bị chuột, bọ xâm nhập,… Hiểu được đặc tính của sản phẩm, tính chất của các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta mới có thể kiểm soát được chi phí, từ đó có thể tiết kiệm chi phí và sau cùng là tăng lợi nhuận của DN. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ trình bày về sự cần thiết phải KSCP NVL trực tiếp, nội dung KSCP NVL trực tiếp. Từ đó, đưa ra một số giải pháp để KSCP NVL trực 232 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam tiếp trong các DN SXTACN, nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, tăng năng lực sản xuất và giảm chi phí, tiêu hao trong sản xuất. 2. Sự cần thiết phải KSCP NVL trực tiếp trong DN SXTACN Việt Nam Chi phí là một nội dung quan trọng trong hoạt động tài chính của bất kỳ DN nào. KSCP là một chức năng quản lý có ý thức và rất quan trọng trong quá trình quản lý của DN. Đó là sự tác động của chủ thể quản lý nhằm nhận biết, hiểu biết các nội dung chi phí để sử dụng hiệu quả nhất các khoản chi phí mà DN đã bỏ ra. Để làm tốt chức năng này nhà quản lý cần trả lời các câu hỏi: DN có những khoản mục chi phí nào; Tiêu chuẩn, định mức chi phí là bao nhiêu; Chi phí nào chưa hợp lý; Nguyên nhân vì sao, biện pháp giải quyết. Chi phí NVL trực tiếp trong SXTACN là toàn bộ các chi phí về vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ. Các nguyên liệu, vật liệu này là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học,... và là sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Đã là sản phẩm nông nghiệp thì thường mang tính thời vụ, chịu ảnh hưởng và tác động lớn của thiên nhiên nên việc thu mua và giá cả của các sản phẩm nông nghiệp là không ổn định. Do vậy, KSCP NVL trực tiếp chính là quá trình kiểm soát nguyên liệu, vật liệu dùng để chế biến, SXTACN. Nguyên liệu, vật liệu trong SXTACN có thể chia thành các nhóm sau: - Nhóm giàu năng lượng: Ngô, cám gạo, thóc, lúa mỳ, cám mỳ,... - Nhóm giàu Protein: Bột cá, đậu tương và các sản phẩm của đậu tương, bột huyết, khô dầu cọ, khô dầu dừa,... - Nhóm giàu khoáng: Monicanxi phosphate, Dicolaum phosphate,... - Nhóm giàu Vitamin: Baymix vitamin E, Axit amin DL-Methionine 99%, … - Nhóm phụ gia: Phụ gia thức ăn chăn nuôi là chất không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn trong quá trình chế biến hoặc môi trường ao nuôi, nhằm các mục đích: Bảo quản thức ăn, nâng cao tỷ lệ tiêu hóa thức ăn cho vật nuôi hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn. Một số phụ gia thức ăn chăn nuôi như: Chất kết dính, chất tạo màu, chất tạo mùi,... Với đặc thù của ngành SXTACN, thì “hao hụt” là lỗ hổng lớn, nếu như không được kiểm soát chặt chẽ. “Hao hụt” = tiêu hao nguyên liệu. Vậy câu hỏi đặt ra là: DN mất bao nhiêu tiền cho một tấn thức ăn? Và mất bao nhiêu tiền cho hao hụt? Vậy làm sao để kiểm soát được “hao hụt”? “Hao hụt”: Đó là số lượng nguyên liệu mất đi khi vận hành quy trình sản xuất, từ khi cân các nguyên liệu thu mua trên trạm cân ở cổng vào, đến khi cân nguyên liệu đưa vào sản xuất chế biến cho đến khi kết thúc 1 quy trình sản xuất. 233 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam “Hao hụt” đó còn là: Nguyên liệu đã được sử dụng thay cho một nguyên liệu khác không cùng giá. Ẩm độ trong quá trình lưu trữ, bảo quản NVL cũng là nguyên nhân của “hao hụt”. Vậy có thể xác định nguồn gốc của hao hụt là: (1) CÂN ĐO: Cân tải trọng, cân định lượng, lưu lượng kế và máy đếm đóng bao; (2) ẨM ĐỘ: Trong quá trình lưu trữ, bảo quản nguyên liệu, chế biến (nghiền, ép viên, làm nguội); (3) PHẾ THẢI: Lượng cám hồi còn đọng lại khi kết thúc một mẻ sản xuất; (4) KHÁC: Nguyên liệu trên công thức đã bị thay thế bởi một nguyên liệu khác không cùng giá. Với những phân tích trên thì NVL có thể bị thấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: