Danh mục

Kiểm soát hiệu quả hoạt động chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Bình Dương

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.06 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Kiểm soát hiệu quả hoạt động chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Bình Dương trình bày thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Thực trạng kiểm soát chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh; Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm soát hiệu quả hoạt động chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Bình Dương KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG PGS.TS. Phan Đức Dũng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ThS. Nguyễn Thị Hạnh Cục thuế Bình Dương Tóm tắt Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh Bình Dương, thuộc miền Đông Nam Bộ và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đã thu hút trên 3.400 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 64 quốc gia vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký hơn 31,6 tỷ đôla Mỹ, trở thành địa phương đứng thứ ba trong cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, Bình Dương sẽ có 34 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 14.790 ha. Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương chịu tác động của 7 yếu tố. Cụ thể, có 3 yếu tố tác động dương đến chính sách chuyển giá của các doanh nghiệp là Chính sách thuế; Lạm phát; Chính sách tỷ giá. Riêng biến Môi trường pháp lý; Chính sách giáo dục quốc gia; Môi trường kinh tế xã hội; Thể chế tác động âm đến chính sách chuyển giá của các doanh nghiệp. Từ khóa: doanh nghiệp FDI, chuyển giá, kiểm soát 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên rất mạnh, đóng góp vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, khu vực kinh tế này không kém phần phức tạp, việc thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian qua cũng đã lộ ra nhiều bất cập: các dự án nước ngoài tập trung vào khai thác các ưu đãi đầu tư, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, khai thác tài nguyên thô gây ô nhiễm môi trường, không chú trọng chuyển giao công nghệ, đóng góp ngân sách hạn chế, và đặc biệt là nổi lên hiện tượng định giá chuyển giao, trốn thuế, núp thuế ở một số tập đoàn đa quốc gia, kể cả các tập đoàn hàng đầu của thế giới (Nguyễn Thị Liên Hoa, 2003). Không thể phủ nhận được đầu tư nước ngoài đã góp phần rất lớn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện 181 năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, tăng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách quốc gia, nhưng với số lượng các giao dịch thương mại xuyên biên giới diễn ra giữa các công ty liên kết ngày một tăng, với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt, vấn đề tối đa hóa lợi nhuận cho tổng thể tập đoàn luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được chia tách, tái lập từ tỉnh Sông Bé từ ngày 01/01/1997, có diện tích tự nhiên 2.694,43 km2 (chiếm 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Đến nay, dân số khoảng 1,995.817 người, mật độ dân số 741 người/km2, cơ cấu hành chính gồm 01 thành phố, 04 thị xã, 04 huyện với 91 xã, phường, thị trấn. Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh đã thu hút trên 3.400 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 64 quốc gia vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký hơn 31,6 tỷ đô la Mỹ, trở thành địa phương đúng thứ ba trong cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư đến với Bình Dương đứng đầu là Đài Loan với 816 dự án và tổng số vốn đầu tư là 5 tỷ 237 triệu đô la Mỹ. Thứ hai là Nhật Bản với 291 dự án và tổng số vốn đầu tư là 4 tỷ 963 triệu đô la Mỹ. Thứ ba là Singapore với 229 dự án và tổng số vốn là 4 tỷ 118 triệu đô la Mỹ. Thứ tư là Hàn Quốc với 715 dự án với tổng số vốn là 2 tỷ 989 đô la Mỹ. Tính riêng năm 2017, khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp trên 48,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trên 67% giá trị sản xuất công nghiệp và chiếm trên 82,8% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 29 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.798 ha (trong đó có 26 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động). Tỷ lệ phủ kín đạt gần 74% và 12 cụm công nghiệp với tổng diện tích 815 ha, tỷ lệ cho thuê đạt 67%. Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, Bình Dương sẽ có 34 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 14.790 ha. Thời gian tới, Bình Dương tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, như: xây dựng mới, mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông trục chính kết nối nội tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiểu theo nghĩa Tiếng Anh là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment). Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng. Theo đó, Luật Đầu tư 2005 (đã hết hiệu lực) phân loại: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đầu tư 2014 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 như sau: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Như vậy, có thể hiểu, doanh nghiệp FDI là doanh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: