Kiểm soát tăng trưởng và điều chỉnh cơ cấu tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ môNền kinh tế Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những mất cân đối vĩ mô
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểm soát tăng trưởng tín dụngKiểm soát tăng trưởng và điều chỉnh cơ cấu tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩmôNền kinh tế Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những mất cân đối vĩ mô (lạm pháttăng cao, mất cân đối lớn giữa tiết kiệm và đầu tư, thâm hụt ngân sách kéo dài), n ếu khôngcó những biện pháp cứng rắn để khắc phục tình trạng này, thì khủng hoảng tài chính vàkinh tế có thể diễn ra. Bài viết sau sẽ lý giải tại sao phải kiểm soát chặt chẽ tăng trưởngtín dụng và điều chỉnh cơ cấu tín dụng?Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những mất cân đối vĩ mô (lạm phát tăng cao, mất cânđối lớn giữa tiết kiệm và đầu tư, thâm hụt ngân sách kéo dài), nếu không có những biện pháp cứng rắn đểkhắc phục tình trạng này, thì khủng hoảng tài chính và kinh tế có thể diễn ra. Bài học của cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu vừa qua, có thể là một minh chứng tốt cho trường hợp của Việt Nam, bởi đã có nhiều nghiêncứu cho rằng nguồn gốc của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế vừa qua là do sự kết hợpchính sách kinh tế vĩ mô chưa hài hòa, đồng bộ - chính sách tiền tệ lỏng lẻo và thiếu kỷ luật tài chính – và cácquy chế bảo đảm an toàn không đầy đủ đã dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng tại Mỹ. Sự kết hợp chínhsách chưa hài hòa, đồng bộ đã góp phần làm tỷ lệ tiết kiệm thấp, gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, và mộtlượng lớn tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là trên thị trường thế chấp. Kết quả là sự bùng nổ bong bóngnhà ở không bền vững với các hiệu ứng tiêu cực trên bảng cân đối của các tổ chức tài chính.Như vậy, có thể thấy các cơ quan quản lý vĩ mô có vai trò quan trọng trong việc thiết lập những mất cân đối vĩmô. Đối với Việt Nam mức tăng cao của lạm phát (mà đáng lo ngại nhất là đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừnglại), đã dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng, sự mất giá của các khoản tiền tiết kiệm, không khuyếnkhích đầu tư và làm hạn chế tăng trưởng kinh tế từ đó có thể dẫn đến những bất ổn về chính trị và xã hội.Chính vì vậy, mà Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan quản lý vĩ mô cần thực hiện phối hợp đồng bộ các chínhsách kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; nâng cao kỷ luật tài chính, thắt chặt chitiêu công, giảm bội cho ngân sách....Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý tiền tệ, có trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ chặtchẽ, thận trọng. Chính sách tiền tệ chặt chẽ với trọng tâm là kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức không vượtquá 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuấtkinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ vàtỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.Tại sao phải kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng và điều chỉnh cơ cấu tín dụng?Như đã biết, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ vì nó là yếu tố không tách rời của lưu thông tiền tệ, nội dungcơ bản của hiện tưọng tiền tệ này là sự vênh (sự thừa) của khối lượng tiền so với khối lượng hàng hoá cótrong lưu thông, sự vênh (thừa tiền này) đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến sự mất giá của đồng tiền màbiểu hiện của sự mất giá này là sự tăng giá đồng loạt đối với tất cả các loại hàng hoá trên phạm vi toàn bộnền kinh tế. Cần phân biệt rõ sự khác nhau về nguyên tắc giữa sự tăng giá do lạm phát gây ra với sự tăng giá doảnh hưởng của quy luật cung – cầu, của những áp đặt chủ quan trong việc định giá.Trong điều kiện không cólạm phát (lạm phát ở mức thấp), giá cả biến động (tăng, giảm) theo quy luật cung – cầu, việc tăng giảm củagiá cả chỉ xoay quanh giá trị thực của nó và mức tăng, giảm này sẽ trở về đúng giá trị thực của hàng hoá khimối quan hệ cung – cầu được thiết lập lại ở thế cân bằng. Trong điều kiện lạm phát tăng cao, hoạt động củacơ chế hình thành giá cả chịu tác động của quy luật cung – cầu và đồng thời chịu tác động của khối tiền“thừa đủ lớn” có trong lưu thông. Như vậy, nguyên nhân chính của sự tăng giá đồng loạt (lên một mặt bằngmới và ở mức cao hơn) trong điều kiện lạm phát cao là bởi sự mất giá của đồng tiền và sự mất giá này đượctạo ra bởi khối lượng tiền “thừa đủ lớn” có trong lưu thông. Như vậy, giải quyết bài toán lạm phát đòi hỏichúng ta phải tìm ra nguyên nhân , cơ chế tạo nên những đồng tiền “thừa” và các kênh đưa tiền vào lưu thông.Vậy lạm phát mà chúng ta cần chống, cần kiểm soát và khống chế nó xuất phát từ những nguyên nhân nào?Tiền được đưa vào lưu thông qua rất nhiều kênh, tín dụng Ngân hàng là một trong những kênh quan trọng, đónggóp đáng kể nguồn vốn vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong lĩnh vực ngân hàng, tiền được đưa vàolưu thông qua 3 kênh (i) qua việc cung ứng tiền trực tiếp của NHTW mua ngoại tệ [1] (ii) qua việc cấp tíndụng cho nền kinh tế; và phát hành cho chi tiêu ngân sách. Như vậy, ngoài những nguyên nhân khác, nhữngnguyên nhân tiền tệ dẫn đến lạm phát cần đ ...