Danh mục

Kiến thức bản địa về sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 453.90 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kiến thức bản địa trong khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có vai trò rất quan trọng trong quản lý bền vững nguồn tài nguyên. Kết quả điều tra ban đầu tại cộng đồng người Thái, Khơ Mú cho thấy người dân đã khai thác, sử dụng 70 loài LSNG: 29 loài có công dụng làm thực phẩm chiếm 41,4%, 36 loài có công dụng làm dược liệu chiếm 51,4%, 5 loài cho màu nhuộm chiếm 7,2%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức bản địa về sử dụng lâm sản ngoài gỗ tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp, tỉnh Sơn La TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 61 - 71 KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ SỬ DỤNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA Đào Thị Mai Hồng, Trần Quang Khải8 Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Kiến thức bản địa trong khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có vai trò rất quan trọng trong quản lý bền vững nguồn tài nguyên. Kết quả điều tra ban đầu tại cộng đồng người Thái, Khơ Mú cho thấy người dân đã khai thác, sử dụng 70 loài LSNG: 29 loài có công dụng làm thực phẩm chiếm 41,4%, 36 loài có công dụng làm dược liệu chiếm 51,4%, 5 loài cho màu nhuộm chiếm 7,2%. Nghiên cứu đã xây dựng được bảng danh lục cho 57 loài, thuộc 41 họ khác nhau; khảo sát đa dạng về dạng sống: dạng sống thân gỗ, thân cỏ, thân leo có số loài được khai thác nhiều chiếm tỷ lệ từ 21,4 - 24,3%; Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững nguồn tài nguyên tại Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp. Từ khóa: Kiến thức bản địa, Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp, Lâm sản ngoài gỗ. 1. Đặt vấn đề Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng (FAO, 1999) [7]. Kiến thức bản địa (KTBĐ) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhưng nó cũng đang dần bị mai một đi. KTBĐ bao gồm những mối liên hệ về tinh thần, những mối liên hệ với môi trường tự nhiên và việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên. KTBĐ được coi là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng dân tộc (Warren, 1995) [11] tồn tại và phát triển trong từng hoàn cảnh cụ thể với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý (Luise, 1998) [10]. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về KTBĐ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về KTBĐ cũng đã bắt đầu được quan tâm, trong đó có một số liên quan đến lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng. Khu Rừng đặc dụng Sốp Cộp bao gồm 6 xã thuộc 2 huyện Sông Mã và Sốp Cộp tỉnh Sơn La, được thành lập tại Quyết định số 3440/2002/QĐ-UB ngày 11/11/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La. Với mục tiêu nhằm giữ gìn và bảo tồn nguồn gen hệ sinh thái động, thực vật rừng quý hiếm ở Sốp Cộp, góp phần phòng hộ, bảo vệ môi trường cho Sơn La nói riêng cũng như nước bạn Lào nói chung. Nơi đây là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Mường, Dao,Tày, Kháng, Lào, Ba Na. Đời sống của bà con dân tộc nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, sống phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên rừng với vốn KTBĐ phong phú trong việc khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ (LSNG). Để quản lý LSNG một cách bền vững cũng như duy trì và bảo tồn hệ thống KTBĐ trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, cần coi trọng, tìm hiểu, nghiên cứu về hệ thống KTBĐ của từng địa phương, của từng dân tộc trong việc sử dụng nguồn lâm sản, trên cơ sở đó sẽ giúp các nhà quản lý phát huy được những ưu điểm của hệ thống KTBĐ trong quản lý LSNG một cách bền vững. 8 Ngày nhận bài: 13/12/2016. Ngày nhận kết quả phản biện: 01/03/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017 Liên lạc: Đào Thị Mai Hồng, e - mail: hongtbu@gmail.com 61 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Điều tra xã hội học Sử dụng công cụ phỏng vấn PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia). Đối tượng lựa chọn phỏng vấn: Hộ gia đình, những người tham gia vào việc khai thác các loài lâm sản và có kinh nghiệm sử dụng các loài LSNG. Số hộ tham gia vào phỏng vấn là 144 hộ, gồm 2 thành phần dân tộc: Thái và Khơ Mú. 2.2. Điều tra thực địa - Cùng các hộ dân hay đi rừng, thảo luận, lựa chọn các tuyến đường đi ngoài thực địa. - Tuyến được lựa chọn là những tuyến đường mòn người dân hay đi khai thác. - Tại mỗi điểm bắt gặp loài trên tuyến tiến hành lấy mẫu, mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái học. 2.3. Xử lý số liệu - Phân tích và phân loại mẫu: Dựa trên phương pháp hình thái so sánh, kết hợp với các bộ sách tra cứu chuyên ngành: Từ điển thực vật thông dụng - Võ Văn Chi , Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ,… để xác định tên của loài. - Phương pháp định tính, định lượng: Các thông tin được tổng hợp dưới dạng thông tin định tính, phân tích tổng hợp kết hợp với bảng biểu, đồng thời định lượng một số các tiêu chí để đánh giá được mức độ đa dạng của lâm sản tại khu vực nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Danh lục các loài LSNG tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp Từ kết quả điều tra, đề tài phân loại, xác định và xây dựng được bảng danh lục các loài lâm sản được hai cộng đồng khai thác, sử dụng tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp (Bảng 1) [1,2,3,4,5,6,7,8]: Bảng 1. Danh lục các loài LSNG đƣợc cộng đồng ngƣời Thái, Khơ Mú khai thác, sử dụng tại Khu rừng đặc dụng Sốp Cộp Tên khoa học 1 2 3 Tên địa phương Cây lá khỉ Khẩu cắm Xổm lôm Hoàn ngọc Cẩm (tím) Vón vén 4 5 Củ quành Cọ lằng Thiên niên kiện Homalomena oculta (Lour.) Schott Đáng chân chim Schefflera octophylla (Lour.) Harms 6 Thiên lý Thiên lý Telosma cordata (Burm. F) Merr. Hà thủ ô trắng Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. STT 7 62 Tên phổ thông Loài Pseuderanthemum palatiferum Radlk. Peristrophe bivalvis L. Urceola rosea Hooker & Arnoti Họ Acanthaceae (Ô rô) Apocynaceae (Trúc đào) Araceae (Ráy) Araliaceae (Ngũ gia bì) Asclepiadaceae (Thiên lý) Dạng sống BUI TT TL TT GO TL TL STT Tên địa phương Tên phổ thông Tên khoa học Loài ArtemisiajaponicaThunb. Dạng sống Họ Asteraceae (Cúc) TC 8 Ngải cứu rừng 9 Rau Tàu bay Crassocephalum crepidioides (Benth.)S.Moore 10 Phắc cút Rau dớn Diplazium esculentum (Retz.) Sw. 11 Măng lay Mạy lay 12 Măng hốc Mạy hốc 13 Măng đắng Vầu đắng Pseudoxytenanthera lbociliata (Munro) Bambusoideae TRE (Họ phụ hòa thảo) D. hamiltonii Nees ex Arn ex Munro TRE (Poaceae) Indosasa angustata McClure TRE 14 Cò bì mì Cây Mật Gấu Mahonia heali Carr. Berberidaceae (Hoàng liên gai ) TLG 15 Cò má Cởm Trám trắng Canarium album (Lour.) Raeusch. GO 16 Cò má Bày Trám đen C. tramdenum ...

Tài liệu được xem nhiều: