Danh mục

Kiến thức cha me cần biết - Phần 4

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.82 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vợ chồng phải thống nhất trong cách nuôi dạy con: Nếu bố hoặc mẹ vẫn một mực đứng về phía con, khăng khăng bênh vực con thì sự dạy dỗ sẽ không bao giờ đi đến thành công. Con bạn sẽ mãi mãi vẫn giữ nguyên thói lộng hành của một ông tướng bà tướng trong nhà. Chiều con là đúng, nhưng cần phải có giới hạn. Chiều con tùy từng cái, có những việc hết sức phi lý mà cả bố và mẹ đều không nên làm theo ý muốn của con trẻ. Chị H ở khu tập...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức cha me cần biết - Phần 4 DẠY DỖ CON BẠN NHƯ THẾ NÀOVợ chồng phải thống nhất trong cách nuôi dạy con: Nếu bố hoặc mẹ vẫn mộtmực đứng về phía con, khăng khăng bênh vực con thì sự dạy dỗ sẽ không bao giờđi đến thành công. Con bạn sẽ mãi mãi vẫn giữ nguyên thói lộng hành của mộtông tướng bà tướng trong nhà. Chiều con là đúng, nhưng cần phải có giới hạn.Chiều con tùy từng cái, có những việc hết sức phi lý mà cả bố và mẹ đều khôngnên làm theo ý muốn của con trẻ. Chị H ở khu tập thể nói: Mỗi khi tôi phản đốilại hoặc không làm theo ý của H, cu cậu đều lăn ra nhà và khóc vài tiếng đồng hồ.Không chỉ có thể cậu còn vứt hết tập sách ở mặt bàn của chị xuống nền. Nhữnglúc như thế không có gì phải làm bạn đáng lo lắng. Cứ mặc kệ không cần phải dỗdành, sau một vài lần bạn sẽ thấy dấu hiệu khả quan ngay. Cần tuyên bố rõ ràngtrước mọi thành viên trong gia đình, hoặc bạn hoặc chồng bạn là người có quyềnđược đưa ra những quy định trong nhà như: giờ giấc ăn cơm, giờ giấc đi ngủ. Vôhình chung, con bạn dần dần sẽ phải nghe theo người có quyền trong nhà vì thấyrằng lời nói của mình không còn có trọng lượng nữa.Bạn nên nhớ rằng đây không phải là lúc mà bạn cấm con bạn một cách hoàn toàn.Với mỗi một sự cho phép nên kèm theo một điều kiện nào đó, ví dụ như: Mẹ đồngý cho con xem vô tuyến nhưng con phải làm xong bài tập trên lớp trước. Có thể,trong một vài lần đầu con bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì điều kiện của bạn đề ra vàtừ chối sự cho phép của bạn. Lúc đó bạn đừng tỏ ra thương hại mà buông xuôiđiều kiện hết sức cần thiết kia. Còn nếu khi con bạn không muốn dọn dẹp phòngngủ, không cần phải dọa nạt nhiều, bạn hãy ra tịch thu ngay cuốn băng mà con bạnđang xem dở.Mỗi lần con bạn phản đối, bạn không cần phải tranh cãi với con nhiều lời mà nênnhắc lại cho nó thấy được những quy định bạn đã đề ra và bắt buộc con bạn phảituân theo. Con khó dạy?“Mới 12 tháng tuổi mà thằng bé đã có biểu hiện... cứng đầu. Ba mẹ nói gì cũngkhông nghe, chỉ thích làm theo ý mình. Không hiểu sao trẻ ở độ tuổi này lại thíchđập phá đến thế. Cuốn sách ba nó mới mua về chưa đọc được chữ nào, nó cầm xétanh banh.Mới sắm cái tivi màn hình phẳng để phòng khách, “anh ta” thích thú lấy ngay cáiremote và thẳng tay… ném xuống đất. Những lần như thế tôi đều bực mình la lốivà gõ nhẹ vô tay cậu con cưng mấy cái... Nhưng lần sau lại tái diễn!”(Trích thư của chị Hằng - Q. Phú Nhuận, TPHCM)Rất nhiều phụ huynh trẻ đang nuôi con ở độ tuổi từ 12-36 tháng tuổi có cùng tâmtư giống chị Hằng. Thậm chí một phụ huynh ở Q. 1, TPHCM còn bi quan: “Mớinhỏ xíu con bé đã cứng đầu như thế, mai mốt lớn làm sao dạy được?”Giải thích vấn đề này, Th.S. Nguyễn Thị Thanh Thủy - Trung Tâm Thông TinKhoa Học Giáo Dục, Trường CĐ Sư Phạm Mẫu Giáo T.Ư. 3 - cho rằng: “Bắt đầutừ lúc một tuổi trở đi, trẻ đã tự nhận thức được bản thân và khám phá các mối quanhệ đối với những người xung quanh. Kỹ năng vận động cũng bắt đầu được hoànthiện: trẻ đi được, chạy được, bập bẹ nói được... Các bé như phát hiện “một chântrời mới” nên rất muốn khám phá, muốn đụng vào, gõ vào, đôi khi còn gặm thử,liếm thử… Nói chung, trẻ dùng tất cả các giác quan để “thử”. Vì thế mới cóchuyện thích đập, phá, xé… xem nó như thế nào, nó ra sao. Nhất là những hànhđộng ấy tạo ra tiếng kêu - điều này khiến trẻ càng thích thú.Trong những trường hợp như vậy, tốt nhất phụ huynh nên từ tốn giải thích cho trẻhiểu. Có thể đối với trẻ nhỏ, nghe bố mẹ nói 1-2 lần các bé không thể hiểu đượcnhưng 4-5 lần trẻ sẽ biết được ngay: cái remote phải để trên bàn, không được némxuống đất. Nó bị vỡ sẽ không làm cho cái tivi “nói” được, không có hình ngườitrong đó...”.Th.S. Thanh Thủy cũng lưu ý tình trạng “đói giao tiếp” xảy ra ở một số trẻ mầmnon - nhất là các trường hợp phụ huynh quá bận rộn với công việc làm ăn. “Nếungười lớn đáp ứng được những nhu cầu tinh thần và tình cảm của trẻ, các bé sẽcảm thấy thỏa mãn và yên ổn, vui vẻ chơi với đồ chơi của mình một cách ngoanngoãn...” - Th.S. Thủy cho biết. Con mộtNhiều lúc bạn chợt tự hỏi không biết cô con gái duy nhất mới ba tuổi của mình khilớn lên có chịu nghe lời mẹ không. Liệu trẻ có sớm nhận thức và thích nghi với thếgiới của người lớn hay không, vì hiện tại đối với gia đình hay đối với chúng bạncùng tuổi, nó được xem là một “cô công chúa”...Nhiều người thường có định kiến với những đứa bé con một, nhưng điều đó chẳngcó thực tế một chút nào và nhiều khi còn là sai lầm.Những cuộc nghiên cứu tâm lý của trẻ em cho thấy khi so sánh một đứa trẻ là conmột và một đứa trẻ có anh em thì:- Không hẳn con một thì dễ bị hư hỏng, thích được mọi người quan tâm chiềuchuộng và thường hay đòi hỏi hơn những đứa trẻ khác.- Con một có khả năng trở thành người lãnh đạo năng lực và thường đưa ra nhữngsáng kiến xuất sắc.- Con một không cảm thấy cô độc hoặc bất hạnh mặc dù khi ở nhà bé không có ...

Tài liệu được xem nhiều: