Danh mục

Kiến thức cha me cần biết - Phần 9

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 130.85 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần lớn trẻ con đã bắt đầu nhận biết một vài chữ cái khi chúng khoảng 2-3 tuổi và gần hết bảng chữ khi chúng được 4-5 tuổi. Điều này có nghĩa là các bậc phụ huynh có thể bắt tay vào việc dạy trẻ bảng chữ cái khi bé được 2 tuổi, nhưng khoan hãy đặt quá nhiều hy vọng rằng bé có thể nhớ hết vào lúc đó. Hơn nữa, cách bé học khác với trẻ lớn hơn, đừng vội sử dụng các thẻ cứng viết chữ hoặc nghe băng mà nên dùng phương pháp hình ảnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức cha me cần biết - Phần 9 Cách dạy chữ cái hiệu quảPhần lớn trẻ con đã bắt đầu nhận biết một vài chữ cái khi chúng khoảng 2-3 tuổivà gần hết bảng chữ khi chúng được 4-5 tuổi. Điều này có nghĩa là các bậc phụhuynh có thể bắt tay vào việc dạy trẻ bảng chữ cái khi bé được 2 tuổi, nhưngkhoan hãy đặt quá nhiều hy vọng rằng bé có thể nhớ hết vào lúc đó. Hơn nữa, cáchbé học khác với trẻ lớn hơn, đừng vội sử dụng các thẻ cứng viết chữ hoặc nghebăng mà nên dùng phương pháp hình ảnh từ những quyển sách dạy chữ cái cónhiều hình, nhiều màu sắc; lúc ấy trẻ sẽ thích thú chỉ trỏ những chữ cái mà chúngđã biết hoặc cũng có thể chỉ ra màu sắc, hình dạng, con thú, và các đồ vật trongquyển sách.Bước đầu tiên dạy trẻ bảng chữ cái là gây sự chú ý, làm cho trẻ thích thú vớinhững câu chuyện kể. Khoảng 2-3 tuổi, trẻ thường “đọc” sách để tìm hiểu trong đócó chứa đựng những gì và sách báo được làm ra từ “chữ”.Có nhiều cách vừa học vừa chơi để dạy trẻ phân biệt từng chữ cái. Viết tên của trẻvào xấp giấy học vẽ của chúng và vừa chỉ vừa đọc rõ to từng chữ cái. Dần dần bésẽ hiểu rằng những ký tự riêng lẻ này khi đặt gần nhau thì sẽ tạo ra tên của nó.Ngoài ra, bạn còn có thể làm bảng tên của bé và treo ngoài cửa phòng, loại đồ chơihoặc chơi trò xếp chữ tên của bé. Cùng chơi với bé trò chơi xếp chữ thông thườnghoặc các chữ cái được làm bằng nam châm, bé có thể khám phá tính hút đẩy đồngthời còn có thể gắn xếp chữ cái lên cửa tủ lạnh. Một khi bé đã nhận được một chữnào mới thì hãy chơi đố chữ: “Chữ nào bắt đầu bằng chữ ‘B’, ‘bò’, ‘bánh’,‘bóng’…hoặc bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên của tên bé “Tên con là Bình, bắt đầubằng chữ B, con thử nghĩ ra một chữ nào cũng bắt đầu bằng B xem?”Nếu trẻ tỏ ra bị cuốn hút theo trò chơi này thì hãy tiếp tục giúp trẻ học thêm cácchữ cái khác. Nhưng nếu trẻ nhỏ hơn 4 tuổi và chẳng có hứng thú gì đối với tròchơi của bạn thì cũng đừng nhồi nhét trẻ quá. Không có một bằng chứng nào chothấy rằng trẻ nhận biết chữ cái sớm thì sau này sẽ đọc tốt cả. Cám ơn và nhận lỗi với trẻAi đến nhà anh chị tôi lần đầu cũng tỏ ra rất ngạc nhiên vì lối sống bình đẳng vàthái độ “lễ phép” của anh chị với con cái. Khách ngồi chơi, con gái lớn bưng nướcra mời thay cho cô giúp việc đang bận, anh tôi nhẹ nhàng: “Ừ, con để đấy, cảm ơncon!”Cháu chẳng những không ngượng ngùng mà còn nở nụ cười hết sức sung sướng.Nhưng có quen lâu mới biết việc cảm ơn con cái không phải là sự màu mè độtxuất mỗi khi có khách đến nhà, mà là một nếp sống trong gia đình anh chị tôi. Mỗikhi nhờ người khác giúp, dù người được nhờ nhỏ hơn hay lớn hơn mình, các thànhviên cũng không quên nói tiếng cảm ơn.Mẹ về trễ, con gái cùng cô giúp việc nấu cơm thay mẹ, chị cảm ơn cả hai cô cháu(nhà có người giúp việc, nhưng chị vẫn tự tay nấu cơm). Một điều lạ là anh chị sẵnsàng nhận lỗi và xin lỗi con cái trước toàn thể các thành viên trong gia đình khicần thiết.Có lần, do quá nóng nảy, người bố đã vô tình buột miệng gọi con bằng “mày” -điều cấm kỵ trong gia đình. Thấy con tròn mắt, ngỡ ngàng, anh liền hạ giọng: Bốxin lỗi vì đã gọi con là “mày”. Lần sau bố không thế nữa. Vợ anh, trong một lầnchuyện trò với bạn gái vô tình dèm pha mẹ chồng. Khi bạn mẹ về rồi, con trai chị“góp ý” với mẹ: “Mẹ nói vậy là không đúng”. Dù bị con nhắc nhở, chị vẫn xin lỗicon: “Ừ, lẽ ra mẹ không nên nói như thế”.Nhiều người dèm pha rằng anh chị quá “cải lương”, không cần thiết, người kháclại cho rằng cách làm của anh chị đã đặt con cái ngang hàng với mình, lâu dầnchúng sẽ xem thường cha mẹ.Nhưng anh chị tôi lại có một cách giải thích khác, điều mà họ đúc kết được từ kinhnghiệm sống và tiếp xúc với nền giáo dục phương Tây trong nhiều năm đi du học.Trẻ em dù còn nhỏ nhưng cũng có lòng tự trọng, có nhu cầu được tôn trọng.Chúng sẽ rất vui sướng khi nhận được những lời cảm ơn từ những việc tốt đã làm,từ đó chúng sẽ hăng hái làm việc, thích giúp đỡ người khác hơn.Tiếng “cảm ơn” được ban tặng từ những người lớn trong gia đình khiến trẻ emnghĩ mình đã là người lớn, sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân, với công việc.Ngược lại, nếu cha mẹ và những người lớn hơn trong gia đình khi làm sai mà biếtnhận lỗi thì sẽ làm gương cho chúng trong việc dũng cảm nhìn vào sự thật, nhận racái sai của mình. Cách cư xử như thế mới giúp trẻ phát triển hoàn thiện, nhanhnhẹn, tự tin, không bị ức chế vì bị áp đặt bởi quan điểm của người lớn.Cảm ơn và xin lỗi đúng thời điểm là cả một nghệ thuật trong việc dạy con. Chỉ nêncảm ơn trẻ khi ta nhờ chúng giúp những chuyện không phải là bổn phận của chúng.Riêng các việc vệ sinh cá nhân, góc học tập là trách nhiệm của trẻ, khi trẻ làm gọngàng, sạch sẽ, chỉ nên khen tặng chứ không cảm ơn, vì đó là công việc của chúng.Cũng vậy, nếu thực sự người lớn có sai thì mới nên xin lỗi. Nhiều bà mẹ trẻ khithấy con chạy nhảy thiếu cẩn thận, vấp té, khóc nhè, nằm sóng xoài không chịudậy thì lại tới xin ...

Tài liệu được xem nhiều: