Danh mục

Kiến thức cơ bản: Thực hành đo điện áp trên tụ lọc nguồn (Đo nóng)

Số trang: 121      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.24 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mỗi khi sửa chữa bộ nguồn bị chết các đèn công suất hoặc nguồn không hoạt động khi cóphụ tải thì bạn có biết rằng, thủ phạm chính lại do các tụ lọc nguồn hoặc do các điện trởnhỏ xíu đấu song song với các tụ này gây ra ?Nếu như đứt một trong các điện trở đấu song song với các tụ lọc thì điện áp điểm giữacác tụ sẽ bị lệch và kết quả là nguồn của bạn sẽ bị chết các đèn công suất của nguồnchính liên tục ?!...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức cơ bản: Thực hành đo điện áp trên tụ lọc nguồn (Đo nóng)Cơ bản: Thực hành đo điện áp trên tụ lọc nguồn (Đo nóng)Đo kiểm tra điện áp trên các tụ lọc nguồn (có cắm điện) • Mỗi khi sửa chữa bộ nguồn bị chết các đèn công suất hoặc nguồn không hoạt động khi có phụ tải thì bạn có biết rằng, thủ phạm chính lại do các tụ lọc nguồn hoặc do các điện trở nhỏ xíu đấu song song với các tụ này gây ra ? Nếu như đứt một trong các điện trở đấu song song với các tụ lọc thì điện áp điểm giữa các tụ sẽ bị lệch và kết quả là nguồn của bạn sẽ bị chết các đèn công suất của nguồn chính liên tục ?! Nếu hỏng các tụ lọc nguồn thì cũng gây ra nhiều bệnh như - Nguồn không chạy được khi có tải - Là nguyên nhân gây hỏng đèn công suất nếu điện áp trên hai tụ bị lệch Vì những lý do trên nên bạn cần kiểm tra điện áp trên hai tụ • Điện áp trên hai tụ phải luôn luôn bằng nhau và bằng 150V trên mỗi tụ, cách kiểm tra như sau. • Cấp điện cho bộ nguồn • Chỉnh đồng hồ ở thang 250V DC • Đo que đỏ vào cực dương, que đen vào cực âm trên các tụ lọc - Nếu điện áp trên hai tụ bằng nhau và bằng 150V trên mỗi tụ là mạch bình thường, tụ lọc và điện trở vẫn tốt. • Trường hợp sau cho thấy điện áp trên hai tụ bình thường, mỗi tụ có điện áp = 150V Trường hợp trên đo thấy mỗi tụ có 150V => vì vậy tụ lọc và điện trở vẫn tốt • Trường hợp sau cho thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, trên tụ C1 thấy có 200V và tụ C2 thấy có 100V - Tuy nhiên tổng điện áp trên hai tụ vần đủ 300V - Trường hợp này thường do các điện trở song song với các tụ bị đứt hoặc tăng trị số. Trường hợp trên đo thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, tụ C1 có 200V, tụ C2 có 100V • Trường hợp sau cho thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, trên tụ C1 thấy có 150V và tụ C2 thấy có 100V - Tổng điện áp trên hai tụ chỉ còn 250V - Trường hợp này thường do các tụ điện bị khô, giảm điện dung nên điện áp trên hai tụ bị lệch và tổng điện áp trên hai tụ giảm < 300V - Nếu cả hai tụ bị hỏng hẳn thì tổng điện áp trên hai tụ giảm xuống chỉ còn 220V bằng điện áp AC Trường hợp trên đo thấy điện áp trên hai tụ bị lệch, tụ C1 có 150V, tụ C2 có 100VCơ bản: Điện từ trường1 - Khái niệm về từ trường.* Nam châm và từ tính .Trong tự nhiên có một số chất có thể hút được sắt gọi là nam châm tự nhiên.Trong công nghiệm người ta luyện thép hoặc hợp chất thép để tạo thành nam châm nhân tạo.Nam châm luôn luôn có hai cực là cực bắc North (N) và cực nam South (S) , nếu chặt thanh namchâm ra làm 2 thì ta lại được hai nam châm mới cũng có hai cực N và S – đó là nam châm cótính chất không phân chia..Nam châm thường được ứng dụng để sản xuất loa điện động, micro hoặc mô tơ DC.* Từ trườngTừ trường là vùng không gian xung quanh nam châm có tính chất truyền lực từ lên các vật liệucó từ tính, từ trường là tập hợp của các đường sức đi từ Bắc đến cực nam.* Cường độ từ trườngLà đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường, ký hiệu là H đơn vị là A/m* Độ từ cảmLà đại lượng đặc trưng cho vật có từ tính chịu tác động của từ trường, độ từ cảm phụ thuộc vàovật liệu . VD Sắt có độ từ cảm mạnh hơn đồng nhiều lần . Độ từ cảm được tính bởi công thức B = µ.H Trong đó B : là độ từ cảm µ : là độ từ thẩm H : là cường độ từ trường* Từ thôngLà số đường sức đi qua một đơn vị diện tích, từ thông tỷ lệ thuật với cường độ từ trường.* Ứng dụng của Nam châm vĩnh cửu.Nam châm vĩnh cửu được ứng dụng nhiều trong thiết bị điện tử, chúng được dùng để sản xuấtLoa, Micro và các loại Mô tơ DC.2 – Từ trường của dòng điện đi qua dây dẫn thẳng.Thí nghiệm trên cho thấy, khi công tắc bên ngoài đóng, dòng điện đi qua bóng đèn làm bóng đènsáng đồng thời dòng điện đi qua dây dẫn sinh ra từ trường làm lệch hướng kim nam châm .Khi đổi chiều dòng điện, ta thấy kim nam châm lệch theo hướng ngược lại , như vậy dòng điệnđổi chiều sẽ tạo ra từ trường cũng đổi chiều.2. Từ trường của dòng điện đi qua cuộn dây. • Khi ta cho dòng điện chạy qua cuộn dây, trong lòng cuộn dây xuất hiện từ trường là các đường sức song song, nếu lõi cuộn dây được thay bằng lõi thép thì từ trường tập trung trên lõi thép và lõi thép trở thành một chiếc nam châm điện, nếu ta đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng đổi hướng • Dòng điện một chiều cố định đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường cố định, dòng điện biến đổi đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường biến thiên. • Từ trường biến thiên có đặc điểm là sẽ tạo ra điện áp cảm ứng trên các cuộn dây đặt trong vùng ảnh hưởng của từ trường , từ trường cố định không có đặc điểm trên. • Ứng dụng: Từ trường do cuộn dây sinh ra có rất nhiều ứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: