Danh mục

Kiến thức lớp 11 Tự tình – Hồ Xuân Hương-phần 8

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 244.80 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người ta thường nói Xuân Hương vì tài cao nên trắc trở đường tình duyên : lấy phải Tổng Cóc dốt nát, lấy ông Phủ Vĩnh-tường xứng đôi hơn nhưng lại phải làm lẽ... song đấy là truyền thuyết. Mãi đến khi đọc "Long-biên trúc chi từ" của Tùng Thiện vương (1), làm khi theo vua Thiệu-Trị ra Thăng-long tiếp sứ nhà Thanh sang phong vương (1842), ta mới có bằng chứng Xuân Hương quả có thật và đã vất vả về đường tình....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức lớp 11 Tự tình – Hồ Xuân Hương-phần 8Kiến thức lớp 11Tự tình – Hồ Xuân Hương-phần 8 HỒ XUÂN HƯƠNG Rút nhầm tơ duyên...Người ta thường nói Xuân Hương vì tài cao nên trắc trở đường tình duyên: lấy phải Tổng Cóc dốt nát, lấy ông Phủ Vĩnh-tường xứng đôi hơn nhưnglại phải làm lẽ... song đấy là truyền thuyết. Mãi đến khi đọc Long-biên trúcchi từ của Tùng Thiện vương (1), làm khi theo vua Thiệu-Trị ra Thăng-longtiếp sứ nhà Thanh sang phong vương (1842), ta mới có bằng chứng XuânHương quả có thật và đã vất vả về đường tình. Bài thơ gồm 14 đoạn, đoạn8 và 9 vịnh cảnh Hồ Tây có nhắc đến Xuân Hương. Thơ chữ Hán :Tĩnh đầu liên hoa khai mãn trì,Hoa nô chiết khứ cung thần ti.Mạc hướng Xuân Hương phần thượng quá,Tuyền đài hữu hận thác khiên ti.Trụy phấn tàn chi thổ nhất dinh,Xuân Hương qui khứ, thảo thanh thanh !U hồn đáo để kim như tuý,Kỷ độ xuân phong xuy bất tinh !Ðại ý nói :Sen Tịnh-đế nở đầy hồ,Cô hầu gái hái hoa để cúng thần.Ðừng dẫm lên mộ Xuân Hương nhé,Ở suối vàng nàng còn ôm hận rút nhầm tơ (duyên).Phấn rụng, cành tàn, một gò đất,Xuân Hương đi về, cỏ xanh xanh.Cho đến giờ u hồn còn như say ngất,Mấy độ gió xuân thổi vẫn không tỉnh (2).Căn cứ vào mấy câu thơ trên, ta biết chắc chắn đến năm 1842 thì XuânHương đã mất, tuy không rõ mất năm nào nhưng mộ đã xanh ngọn cỏ vànàng quả đã rút nhầm tơ duyên...Vấn đề rắc rối từ năm 1963, khi ông Trần Thanh Mại phát hiện ra tập LưuHương K ý (LHK) - mà tác giả đích thực mang tên Hồ Xuân Hương- và bàiTựa LHK của Tốn Phong Thị. Xuân Hương trong tập LHK cũng lận đậnvề đường tình, nhưng phong cách thơ LHK thì khác hẳn những bài thơtruyền tụng (TTT) mà ai cũng biết. Từ đó (1963), các nhà nghiên cứu chiathành hai nhóm : một nhóm tin tác giả LHK cũng chính là tác giả những bàiTTT, nhóm kia còn ngần ngại.Dưới đây, tôi lần lượt trình bầy từng mối tình của tác giả TTT và của tácgiả LHK trong hai phần riêng rẽ, dựa vào những tài liệu đã công bố trênsách báo, để minh chứng rằng trong hiện tình chúng ta chưa thể xác quyếttác giả LHK và tác giả TTT là một người.I - TÌNH DUYÊN CỦA TÁC GIẢ THƠ TRUYỀN TỤNG (thơ chữ Nôm)Số phận hẩm hiu, Xuân Hương có ít nhất là hai đời chồng là Tổng Cóc vàông Phủ Vĩnh-tường, và ít ra cũng một lần làm lẽ, còn Chiêu Hổ tuy đôi khitỏ ra suồng sã nhưng chỉ là bạn xướng họa.A - TỔNG CÓC1 - Không ai biết đích xác tên tuổi, gốc tích của Tổng Cóc. Có người cho làXuân Hương lấy lẽ ông Phủ Vĩnh-tường trước, góa chồng rồi mới lấy TổngCóc, tức là lấy xuống. Nhưng cũng có người, như ông Nguyễn Hữu Tiếntrong Giai nhân dị mặc, cho là lúc trẻ Xuân Hương bị mẹ ép uổng phải lấycường hào Tổng Cóc trước. Tổng Cóc đã dốt nát lại có tính ăn chơi bạtmạng, sau một lần đánh bạc thua nhẵn túi, gia sản khánh kiệt nên tiếc củamà chết. Xuân Hương bèn làm bài thơ nổi tiếng Khóc Tổng Cóc lời lẽtrào phúng, bởi đối với ông chồng không xứng ý này nàng không có chútcảm tình nào.2 - Khoảng năm 1989, ông Nguyễn Hữu Nhàn viết bài Phóng sự điền dã,theo những tài liệu của ông Dương văn Thâm (3), cho biết Tổng Cóc làngười Tứ xã, tên thật là Kình, tự là Nguyễn công Hòa, Cóc là tên gọi xấuxí lúc bé để đánh lừa cho ma quỷ khỏi bắt đi. Tên Cóc sở dĩ được nhiềungười biết là vì bài thơ của Xuân Hương. Tổng Cóc làm đến chức PhóTổng, vốn dòng dõi Nguyễn Quang Thành (đỗ Tiến-sĩ năm 1680), là mộtnho sinh từng xướng họa với Xuân Hương chứ không phải dốt nát nhưngười ta lầm tưởng. Thí dụ có lần Xuân Hương ra vế :Tối ba mươi khép cánh càn khôn kẻo nữa ma vương đưa quỷ tới.Tổng Cóc liền đối :Sáng mồng một mở then tạo hóa để cho thiếu nữ rước xuân vào.Tổng Cóc có tính ưa ăn chơi, lấy Xuân Hương cũng là người hoang phí lạithêm nghệ sĩ tính. Chẳng bao lâu cửa nhà sa sút, vợ cả ghen, Tổng Cócbỏ đi biệt sau khi để lại một lá thư từ giã, Xuân Hương lúc ấy đã có thai batháng. Xuân Hương sau cũng bỏ nhà đi, sinh hạ một con gái nhưng khôngnuôi được, lúc ấy đang làm lẽ ông Phủ Vĩnh-tường. Tổng Cóc dò tìm đếnnhưng không dám giáp mặt, Xuân Hương làm bài Khóc Tổng Cóc gửichồng cũ, thực sự là khóc cho mối tình cũ của mình chứ không phải tràolộng khóc Tổng cóc chết như ta vẫn tưởng vì như thế tỏ ra Xuân Hươngác, không nhân hậu., theo tác giảNhững chứng tích được nêu ra là :- Căn nhà của Tổng Cóc đã cưới Xuân Hương hiện là nhà ông Kiều Phú,xã Sơn-dương (xã này, cũng như Tứ xã, đều thuộc huyện Phong-châu,Vĩnh-phú), vách bằng ván gỗ mít, còn lờ mờ vết chữ của Xuân Hương.- Trên bàn thờ gia tiên ông Bùi văn Thắng, xã Tứ-m ỹ, còn đôi bình tiệnbằng gỗ mít, bị cưa chỗ loe miệng, một thời bị rẻ rúng bỏ lăn lóc. Trên mỗibình có hai câu thơ chữ Hán do chính tay Xuân Hương viết :Thảo lai băng ngọc kính (= nói đến tấm gương bằng ngọc)Xuân tận hóa công hương (= hóa công cũng chịu lúc tàn xuân)Ðộc bằng đan quế thượng (= chi bằng lúc vin cành quế đỏ)Hào phóng bích hoa hương (= tha hồ hoa biếc tỏa hương thơm)- Nhà thờ tổ dòng họ Tổng Cóc nay là nhà ông Nguyễn Bình Lưu. ÔngDương văn Thâm vẫn còn nhớ đôi câu đối treo trên cột...B - ÔNG PHỦ VĨNH TƯỜNG1 - Theo ông Ngô Lãng Vân thì sau khi góa Tổng Cóc, Xuân Hương mởquán làm kế sinh nhai. Những khách hâm mộ văn tài tìm đến xin xướnghọa rất nhiều, trong số có một ông giải nguyên (đỗ thủ khoa thi Hương).Xuân Hương ra đề : Thạch liên thiên (= thơ vịnh đá liền với trời), ông giảinguyên cắn bút nghĩ mãi chỉ ra được bốn chữ Thiên thạch như lai , XuânHương cho người ra bảo :Nếu không làm được thì xin về thôi, ngồi ngậmbút mãi làm gì ?. Ông giải nguyên uất quá ngất đi, Xuân Hương thươnghại viết nối cho thành hai câu thơ đầu :Thiên thạch như lai bản thượng huyền (= trời với đất xưa nay rất huyền bí)Nhất triều vân vũ thạch liên thiên (= nhưng gập trận mưa thì đá liền vớitrời)Ông giải nguyên nhân đấy viết nốt được hai câu cuối :Bổ thiên thạch hữu kỳ công tại (= đá có kỳ công đã vá trời)Thiên thạch tương liên tự cổ truyền (= như vậy từ xưa đá với trời dính liền ...

Tài liệu được xem nhiều: