Từ các bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Đây mùa thu tới, Thơ duyên, Tràng giang, Chiều xuân…hãy viết bài văn trình bày quan niệm của anh (chị) về lòng yêu quê hương
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần65 Kiến thức lớp 12Nghị luận xã hội-phần65Từ các bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Đây mùa thu tới, Thơ duyên,Tràng giang, Chiều xuân…hãy viết bài văn trình bày quanniệm của anh (chị) về lòng yêu quê hương Bài viết:Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản vềlòng yêu quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân, ý thức tráchnhiệm đối với Tổ quốc. Vì vậy những bài thơ lãng mạn trongphong trào Thơ Mới được xem là tiếng nói tình cảm cá nhân ủymị, tiêu cực. Tuy nhiên, cùng với những thành quả đổi mới đấtnước, những tác giả tác phẩm lãng mạn được đưa vào trongchương trình phổ thông. Tiếp xúc với các tác phẩm của Hàn MặcTử, Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, chúng ta chợt nhận ra lòngyêu quê hương có nội dung phong phú đa dạng hơn nhiều.Những bài thơ gắn với tiếng nói cá nhân vẫn ẩn bên trong mộttình cảm yêu nước kín đáo, bộc lộ qua tình yêu với con người,cảnh vật, quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước hiện lêntrong các bài thơ đem lại những cảm nhận rất riêng nhưng lạirung cảm bao thế hệ độc giả. Một địa danh thôn Vỹ đi vào nỗinhớ, gắn kết ân tình với xứ Huế trong Đây thôn Vỹ Dạ của HànMặc Tử, làm ta yêu hơn cái trong trẻo nắng hàng cau, cái huyềnảo của bến sông Trăng, cái bâng khuâng sương khói mờ nhânảnh của mảnh đất cố đô. Không gian của buổi chiều thu cho đôilứa tìm đến nhau trong Thơ Duyên cũng khiến ta cảm nhận sắcthái thiên nhiên hoà hợp quấn quít trên cây cỏ, chim muông, trêncon đường nhỏ nhỏ, sắc nắng trở chiều, màu mây biếc và bângkhuâng với “con cò trên ruộng cánh phân vân”. Ta ngỡ ngàng khiphát hiện những vui buồn của con người gửi cả vào trong sắcthái mùa thu ở Đây mùa thu tới, một rặng liễu, một sắc “áo mơphai dệt lá vàng”, “nàng trăng tự ngẩn ngơ”, những hình ảnh mùathu rất quen và rất lạ được nói lên qua hồn thơ say đắm củaXuân Diệu. Quê hương còn hiện lên qua nỗi buồn mang tầm vócvũ trụ, của chàng thi sĩ Huy Cận đứng trên quê hương mà vẫncảm thấy “thiếu quê hương”, chuyển tải bao tâm sự nỗi niềm củangười dân mất nước, khi đối diện Tràng giang: nỗi “sầu trăm ngả”lan toả trên sóng nước, con thuyền, cành củi, cánh bèo, “sông dàitrời rộng bến cô liêu” kết lại thành nỗi niềm “lòng quê dợn dợn vờicon nước – không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi dậy tìnhyêu giang sơn Tổ quốc. Quê hương còn đẹp giản dị trong Chiềuxuân của Anh Thơ, làng quê Việt Nam đẹp một cách nao lòngtrong cỏ xanh, mưa xuân, đàn bò đủng đỉnh, cô yếm thắm…quanhững rung cảm trong trẻo của tâm hồn thiếu nữ. Tất cả nhữngbài thơ ấy viết về con người, cảnh vật, làng quê…đều gặp nhau ởmột điểm: tình cảm yêu nước kín đáo.Từ những bài thơ ấy, ta chợt hiểu ra yêu quê hương trước hếtphải là yêu thương gắn bó với mảnh đất – con người quê hương,biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vuibuồn với vận mệnh dân tộc. Tình yêu quê hương bắt đầu từnhững điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, tình yêusự gắn bó với gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất,cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người. Đó cũng làtình cảm gắn kết cá nhân với cộng đồng, tạo nên sự đồng cảm,sự lắng đọng sâu sắc và thường trực trong trái tim con người.Chính sự gắn kết ấy làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, thành ýchí bất khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước,đánh đuổi ngoại xâm, ý thức xây dựng đất nước đàng hoànghơn, to đẹp hơn.Nếu chỉ hiểu đơn giản yêu quê hương là tình cảm công dân, với ýthức trách nhiệm đặt lên hàng đầu mà không quan tâm giáo dụctình yêu ấy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt thì tâm hồn conngười sẽ trở nên chai sạn biết bao. Chưa kể rằng, có những kẻhô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêuđất nước, yêu dân tộc mà không xuất phát từ tình cảm yêu mến,gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu nhữngcon người gần gũi quanh ta. Đúng như Tố Hữu nói: “Ôi Tổ quốcta yêu như máu thịt – Như mẹ cha ta, như vợ như chồng”, mởrộng ra tình cảm ấy còn là tình yêu đôi lứa, là cơ sở để “ngườiyêu người, sống để yêu nhau”. Tình yêu ấy không hẳn chỉ thểhiện qua hành động đứng lên đánh lại kẻ thù, mà trước tiên phảixuất phát từ nỗi đau buồn khi nước mất nhà tan, nỗi uất nghẹnkhi quê hương bị kẻ thù giày xéo. Không thể có tình yêu dân tộcchung chung nếu không xuất phát từ tình yêu con người cụ thể.Từ nhận thức đến tình cảm, từ suy nghĩ đến hành động luônthường trực tình cảm yêu quê hương đất nước.Bản thân mỗi học sinh chúng ta cũng phải luôn xác định quanniệm đúng đắn về lòng yêu quê hương, bằng cách luôn trau dồitu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải sống đẹp với mọingười, biết rung động trước cái đẹp cuộc sống quanh ta. Khi cònlà học sinh, biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đangsống, đang tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm thành hành vi ứngxử hàng ngày, có mục đích, có hoài bão vun trồng tài năng đểsau này ...