Là một truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học cách mạng ViệtNam 1945 - 1975, Những đứa con trong gia đình hiển nhiên mang đậm tính sử thi và giàu cảm hứng lãng mạn (xem thêm phần viết về tính sử thi ở bài Rừng xà nu). Tuy vậy, nói đến tác phẩm này, người ta không thể không nói đến tính hiện thực sâu sắc của nó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức lớp 12 Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi-phần2 Kiến thức lớp 12Những đứa con trong gia đình –Nguyễn Thi-phần2 PHÂN TÍCH TÁC PHẨM (TRUYỆN NGẮN) NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH CỦA NGUYỄN THIBài gợi ý:I. Về thể loại - loại hìnhLà một truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học cách mạng ViệtNam 1945 - 1975, Những đứa con trong gia đình hiển nhiênmang đậm tính sử thi và giàu cảm hứng lãng mạn (xem thêmphần viết về tính sử thi ở bài Rừng xà nu). Tuy vậy, nói đến tácphẩm này, người ta không thể không nói đến tính hiện thực sâusắc của nó. Nguyễn Thi quả là một nhà văn hiện thực chủ nghĩađích thực. Trong khi chịu sự chi phối của bối cảnh sáng tạochung, ông vẫn kiên trì theo đuổi những nguyên tắc sáng tạo củamình, cố gắng tái hiện cho được diện mạo chân thực của hiệnthực thông qua những tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình.Để xây dựng các tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình đó,ông rất chú ý tới mối quan hệ giữa tính cá thể, cá biệt và tính kháiquát của hình tượng. Sự chính xác và sống động của các chi tiếtluôn được đề cao. Chi tiết nào cũng gây ấn tượng, như được lấytrực tiếp từ đời sống, nóng hổi, giàu sức biểu hiện, giàu tínhthẩm mỹ. Chính công việc chuẩn bị tư liệu chu đáo, cẩn thận, việcghi chép miệt mài những điều mắt thấy tai nghe vào sổ tay đã hỗtrợ đắc lực cho Nguyễn Thi ở phương diện này. Đọc từng trangviết của ông, ta cảm nhận được một trữ lượng dồi dào nhữngkinh nghiệm sống thấp thoáng ở phía sau. Truyện ngắn mà nhiềukhi có sức chứa của một tiểu thuyết lớn. Tham vọng khái quátcủa nhà văn luôn được thể hiện thông qua cách ông sử dụngnhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau, nhưng tham vọng đókhông hề khiến ông quên đưa ra những đường nét chạm khắcrạch ròi về nhân vật, bối cảnh. Sự hứng thú quan sát, miêu tảngôn ngữ, tâm lí nhân vật, sự vận dụng đầy ý thức ngôn ngữNam Bộ trong trần thuật có mối liên hệ lô gích với động cơ sángtạo này. Ngoài ra, việc học tập kinh nghiệm của các nhà tiểuthuyết hiện đại phương Tây trên vấn đề tái hiện dòng ý thức củanhân vật cũng được chú ý đúng mức, tạo nên những trang viếtxuất thần, hiếm quý (đoạn miêu tả dòng hồi tưởng, suy nghĩ củanhân vật Việt khi bị thương nằm lại trên trận địa là một ví dụ cụthể, điển hình).Tuy là một truyện ngắn hoàn chỉnh, có cấu trúc chặt chẽ, nhưngrất có thể, với chính Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đìnhvẫn còn mang nhiều tính tư liệu. Phải chăng, trong khát vọngsáng tạo của nhà văn, đây mới chỉ là bước chuẩn bị cho mộtcông trình đồ sộ hơn, xứng tầm với cuộc kháng chiến vĩ đại củadân tộc mà ông mong muốn được hoàn thành. Cảm nhận đượcđiều đó, độc giả ngày nay không thể không thấy tiếc nuối khi nghĩvề sự ra đi quá sớm của Nguyễn Thi - một hiện tượng bùng nổvề tài năng (đánh giá của Nguyên Ngọc) trong thế hệ các nhàvăn trưởng thành sau cách mạng tháng Tám.II. Tiếp cận văn bảnNguyễn Thi là một nhà văn - chiến sĩ mà cuộc đời và sự nghiệpsáng tác đã để lại nhiều bài học lớn cho cả một thế hệ nhà vănthời chống Mĩ. Ông đã hi sinh ở mặt trận Sài Gòn trong chiến dịchMậu Thân 1968. Trong di sản văn học viết về chiến tranh củaông, có tác phẩm đã hoàn chỉnh, có tác phẩm mới ở dạng phácthảo nhưng tất thảy đều ngồn ngộn chất sống và giàu tính thẩmmĩ chứng tỏ tác giả của nó là một tài năng văn học lớn.Từng sống ở Nam Bộ trước Cách mạng và sau này lại tham giachiến đấu trên chiến trường ấy, Nguyễn Thi rất hiểu con ngườivà cảnh vật nơi này. Có thể nói ông là nhà văn của người nôngdân đồng bằng sông Cửu Long trong cuộc chiến tranh chống Mĩác liệt. Ông đã trút tấm huyết xây dựng họ thành những nhân vậtvăn học đáng nhớ đầy cá tính, có lòng yêu nước và lòng căm thùgiặc sâu sắc, sống bộc trực, hồn nhiên, giàu tình nghĩa.Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắnxuất sắc nhất của Nguyễn Thi rút từ tập Truyện và kí xuất bảnnăm 1978. Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nôngdân một lòng một dạ đi theo cách mạng và có những mối thùriêng đối với quân giặc. Chiến và Việt - hai chị em đồng thời là hainhân vật chính của tác phẩm không còn cha mẹ. Cha bị địch giếthồi chín năm (kháng chiến chống Pháp) còn mẹ thì chết vì trúngđạn đại bác Mĩ. Họ lớn lên trong sự dìu dắt, đùm bọc của ôngNăm (người chú ruột) và sau này là của đoàn thể, đồng đội (mộtgia đình mới thân thiết của họ). Tuy nói chuyện một gia đìnhnhưng tác phẩm của Nguyễn Thi có khả năng ôm trùm hiện thựcrộng lớn. Số phận của mấy chị em ở đây cũng như cảnh ngộ giađình họ không phải chỉ có ý nghĩa cá biệt. Có biết bao người, baogia đình cũng phải gánh chịu những mất mát và đã vượt lên nhưthế trong cuộc chiến tranh khốc liệt này. Hình tượng cuốn sổ giađình được nhắc tới mấy lần trong truyện có ý nghĩa nghệ thuật rấtquan trọng. Nó hé lộ cho ta thấy ý đồ nghệ thuật của nhà vănmuốn qua câu chuyện một gia đình mà đề cập những vấn đề kháiquát hơn. Lời của chú Năm trong truyện đã nói lên điều đó : Chúthường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽchia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện consông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa,vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con ngườicũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của giađình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớnlên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta.Thông thường, sự khái quát nghệ thuật của Nguyễn Thi là nhưvậy. Nó luôn tự nhiên như đời sống do bắt mạch thực sự đượcvào cuộc sống.Trên một ý nghĩa khác, hình tượng cuốn sổ ngầm chứa chứcnăng lí giải chiều sâu hành động hiện tại của các nhân vật. Cuốnsổ ghi chép đủ những sự việc đáng nhớ xảy ra với gia đình lớncủa chị em Chiến - Việt, từ chuyện người nào bị giặc giết vàongày nào đến chuyện ai bị chúng nhục mạ ra sao. Đặc biệt, cuốnsổ kể khá tỉ mỉ từng chiến công đánh giặc của ...