Danh mục

Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 594.29 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sức khỏe sinh sản là một phần thiết yếu của sức khỏe tổng thể, trình độ hiểu biết và thái độ đối với sức khỏe sinh sản của sinh viên y khoa sẽ ảnh hưởng đến hành vi tình dục. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng năm 2024.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 74/2024DOI: 10.58490/ctump.2024i74.2573 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ SỨC KHOẺ SINH SẢN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ LÂM ĐỒNG Nguyễn Văn Tới1*, Nguyễn Đức Trọng2 1. Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng 2. Trường Đại học Thăng Long *Emai: nguyentoi2808@gmail.com Ngày nhận bài: 15/4/2024 Ngày phản biện: 25/5/2024 Ngày duyệt đăng: 27/5/2024TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sức khỏe sinh sản là một phần thiết yếu của sức khỏe tổng thể, trình độ hiểubiết và thái độ đối với sức khỏe sinh sản của sinh viên y khoa sẽ ảnh hưởng đến hành vi tình dục.Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh viên trườngCao đẳng Y tế Lâm Đồng năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tảcắt ngang trên 504 sinh viên tại Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng từ tháng 01 đến tháng 3/2024.Kết quả: Tỷ lệ sinh viên nữ giới 84,5%; nam giới 15,5% với tuổi trung bình 20. Kênh thông tin vềsức khỏe phổ biến là từ chương trình đào tạo/nhà trường (70,8%); truyền hình, Internet (50,4%). Tỉlệ sinh viên có kiến thức về sức khỏe sinh sản chung đạt còn khá thấp 27,2%; tỷ lệ đối tượng có kiếnthức đúng về các biện pháp tránh thai là 48,8%; trong đó có 85,1% đối tượng biết đến biện phápbao cao su. Tỉ lệ sinh viên có thái độ về sức khỏe sinh sản đúng là 49,0%; trong đó tỉ lệ đối tượngcó thái độ đạt về việc nạo/phá thai trước hôn nhân (76,4%). Có 58,7% đối tượng có hành vi về sứckhỏe sinh sản đúng. Tỷ lệ đối tượng đã có quan hệ tình dục với bạn tình 66,9%. Hành vi đúng củasinh viên về việc sử dụng các biện pháp tránh thai 99,0%. Có mối tương quan giữa điểm kiến thức,thái độ, thực hành về về sức khỏe sinh sản của sinh viên với r=0,25; r=0,21; r=0,32; mối tươngquan có ý nghĩa thống kê với p TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 74/202448.8%; of which 85.1% of students knew about condoms. The proportion of students with correctreproductive health attitudes was 49.0%. Among them, the proportion of subjects with favorableattitudes about premarital abortion (76.4%). 58.7% of subjects had correct reproductive healthbehaviors. The proportion of subjects who had sex with a partner was 66.9%. Students correctbehavior regarding the use of contraceptive methods was 99.0%. There was a correlation betweenstudents scores of knowledge, attitudes and practices about reproductive health with r = 0.25; r=0.21;r=0.32, respectively p TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC CẦN THƠ – SỐ 74/2024 - Cỡ mẫu: Trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện trên 504 sinh viên (toàn bộ sinhviên năm 1, 2, 3 đang theo học tại Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng năm học 2023 - 2024). - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ. - Công cụ thu thập thông tin: Phát vấn trực tiếp bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. - Tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu: Đánh giá điểm kiến thức, thái độ, thựchành về chăm sóc sức khỏe sinh sản được tham khảo từ nghiên cứu của Võ Thị Kiều Mi(202) [4], Lâm Văn Minh (2023) [5]. + Đánh giá kiến thức về sức khỏe sinh sản bao gồm 15 nội dung: Thang điểm đánhgiá kiến thức với số điểm tối đa là 60 điểm. Đạt yêu cầu khi trả lời được khoảng từ 80% sốđiểm của các câu hỏi. Tổng số điểm ≥ 48 thì đánh giá kiến thức đạt [6]. + Đánh giá thái độ về sức khỏe sinh sản bao gồm 6 nội dung: Thang điểm đánh giáthái độ với số điểm tối đa là 24 điểm. Đạt yêu cầu khi trả lời được khoảng từ 0% số điểmcủa các câu hỏi. Tổng số điểm ≥ 20 thì đánh giá là thái độ đạt [6]. + Đánh giá hành vi về sức khỏe sinh sản bao gồm 5 nội dung: Thang điểm đánh giáthực hành với điểm số tối đa là 20 điểm. Đạt yêu cầu khi trả lời khoảng từ 80% số điểm củacác câu hỏi. Tổng số điểm ≥ 4 thì đánh giá là thái độ đạt [6]. - Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm Exel. Làmsạch và phân tích dữ liệu bằng phần mềm STATA 17.0. Kết quả trình bày theo dạng bảngtần số, tỷ lệ cho biến định tính, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn cho biến định lượng. - Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng đề cươngLuận văn Thạc sỹ trường Đại học Thăng Long theo quyết định số 23110103/QĐ-ĐHTLngày 1 tháng 11 năm 2023 và sự đồng ý của lãnh đạo Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng.Các thông tin do đối tượng cung cấp chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUBảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: