Danh mục

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 435.73 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã Hàm Chính và Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, năm 2013; Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết tại hai xã Hàm Chính và Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, năm 2013.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT CỦA NGƯỜI DÂN HAI XÃ, HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2013 Nguyễn Thị Hồng Lụa - Luận văn thạc sỹ YTCC Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ươngTóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang 400 hộ gia đình tại 2 xã Hàm Chính và HàmPhú thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013 nhằm mô tả kiếnthức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan của người dân về bệnh sốtxuất huyết (SXH). Kết quả cho thấy, tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về phòngchống SXH là 38,5%, thái độ và thực hành đúng đạt 16,8%. Nghiên cứu cũng tìmthấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố giới tính, tôn giáo với kiếnthức phòng chống SXH, giữa kiến thức với thái độ, thực hành phòng chống SXHvà chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, trình độ họcvấn, nghề nghiệp, dân tộc, kinh tế, tiếp cận thông tin với kiến thức, thái độ vàthực hành phòng chống SXH của người dân tại hai xã nghiên cứu.1. Đặt vấn đề Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi truyền và cóthể gây thành dịch lớn. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có 50triệu người nhiễm virút Dengue, trong đó khoảng 500.000 người mắc SXH vớikhoảng 12.000 – 15.000 ca tử vong/năm. Năm 2012, SXH được xếp vào bệnh domuỗi truyền quan trọng nhất trên thế giới. Việt Nam là một trong 8 nước đứngđầu khu vực Đông Nam Á và thế giới về tỷ lệ mắc và chết do bệnh SXH [8].Bệnh lưu hành rộng rãi ở Việt nam nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long,đồng bằng Bắc bộ và vùng ven biển miền Trung. Bệnh có xu hướng tăng mạnhtrong những năm gần đây và gây dịch lớn ở cả 4 khu vực trong toàn quốc và làmột trong 10 bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước ta [6]. Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, đểphòng bệnh SXH phần lớn phụ thuộc vào kiến thức, thái độ, thực hành của ngườidân về bệnh để có thể chủ động phòng tránh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chothấy có khoảng cách giữa kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về SXH.Một nghiên cứu tại tỉnh Đồng Tháp năm 2006 cho kết quả người dân có kiến thứcđúng về SXH là 50%, thái độ đúng là 57%, thực hành đúng chỉ chiếm 26%[3]. Bình Thuận là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nằm trong khu vực có tỷ lệmắc SXH cao trong cả nước. Các địa phương như Phan Thiết, Hàm Thuận 148Bắc…tập trung nhiều ca mắc nhất [2]. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứunào tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân huyện Hàm ThuậnBắc, tỉnh Bình Thuận trong việc phòng tránh bệnh SXH. Vì vậy, chúng tôi tiếnhành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuấthuyết của người dân hai xã, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận năm 2013”.2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của người dân hai xã Hàm Chính và Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, năm 2013. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết tại hai xã Hàm Chính và Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, năm 2013.3. Phương pháp nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là chủ hộ gia đình3.2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: xã Hàm Chính và Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. - Thời gian: từ tháng 6/2013 đến tháng 10/20143.4. Phân tích số liệu: Số liệu được làm sạch, nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS16.4. Kết quả nghiên cứu4.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu Trong 400 đối tượng nghiên cứu (ĐTNC), nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới tương ứng là 59% và 41%, tuổi trung bình là 41 tuổi. Trình độ học vấn của ĐTNC chủ yếu là tiểu học (51,8%), trung học cơ sở trở lên (48,2%), đa số làm nông nghiệp (86,2 %), các ngành nghề khác như công nhân, cán bộ công chức, thợ thủ công,…chiếm tỷ lệ thấp 13,8%. Phần lớn ĐTNC thuộc nhóm thành phần kinh tế không nghèo (trung bình, khá, giàu) với tỷ lệ là 88,2%; thành phần kinh tế nghèo là 11,8%. Giữa 2 xã nghiên cứu có sự khác nhau nhiều về tuổi, giới trình độ học vấn,nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p 38,5 Đạt Không đạt 61,5 Biểu đồ 1: Kiến thức chung về phòng chống SXH Phần lớn ĐTNC không đạt kiến thức chung về bệnh SXH (61,5%). Tỷ lệnày cũng khác nhau rõ rệt ở 2 xã nghiên cứu (xã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: