Danh mục

Kiến thức, thái độ về công tác khử khuẩn tiệt khuẩn của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai Lậy năm 2008

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 279.08 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thiết kế nhằm tìm hiểu về kiến thức, thái độ về công tác khử khuẩn tiệt khuẩn của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai Lậy năm 2008. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức, thái độ về công tác khử khuẩn tiệt khuẩn của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai Lậy năm 2008 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ CÔNG TÁC KHỬ KHUẨN TIỆT KHUẨN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CAI LẬY NĂM 2008 Ngô Ngọc Bích*, Tạ Văn Trầm* TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu kiến thức thái độ của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy về công tác khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Kiến thức hiểu biết về công tác tiệt khuẩn dụng cụ của điều dưỡng là 90,1%, khử khuẩn là 54,9%. Qui trình khử khuẩn là 67,6%, tiệt khuẩn 73,2%. Đa số chưa xác định chính xác qui trình xử lý dụng cụ, đặc biệt là các bước khử khuẩn và làm sạch. Các thông số về nhiệt độ, thời gian tiệt khuẩn, các phương pháp khử khuẩn đạt tỉ lệ thấp. Kết luận: Cần phải đẩy mạnh công tác khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ trong bệnh viện. Từ khóa: Kiến thức, thái độ, khử khuẩn. ASTRACT THE KNOWLEGDE, ATTITUDE OF NURSES IN CAI LAY GENERAL HOSPITAL ABOUT STERILIZATION Ngo Ngoc Bich, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 243 - 246 Objectives: to determine the knowlegde, attitude of nurses in Cai Lay General hospital about sterilization Study design: Cross-sectional study. Result: right knowlegde of nursing about sterilization 90.1%, process of sterilising 67.7%. The propotion about temperature, time of sterilization, the methods of sterilization were low. Conclusion: it is neccessery strengthening the sterilization mission in hospital. Key words: knowlegde, attitude, sterilization. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong 2 thập niên qua, ngành y tế thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật y học hiện đại đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ cho con người như: mổ tim hở, nong mạch vành, ghép gan, thận ..., thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật nội soi... Góp phần cho sự thành công này phải kể đến vai trò quan trọng của công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn trong việc đảm bảo an toàn cho môi trường bệnh viện, bệnh nhân, nhân viên y tế (khi xử lý và sử dụng dụng cụ)(3,2). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan việc đầu tư, thực hiện công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn ở bệnh viện chưa hoàn thiện ở một số quy trình. Hệ quả là công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn chưa thực hiện đồng bộ ở tất cả các khoa lâm sàng. Theo nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2007, đánh giá thực trạng quản lý khử khuẩn - tiệt khuẩn trong 93 bệnh viện trên toàn quốc (38 miền Nam, 38 miền Bắc,17 miền Trung) nhận thấy chỉ có 55-81% bệnh viện thực hiện công việc khử khuẩn, cọ rửa, tiệt khuẩn, đóng gói chỉ thực hiện tại khoa lâm sàng, 20% bệnh viện thực hiện việc tiệt khuẩn dụng cụ vừa làm rải rác tại khoa, vừa làm tại đơn vị tiệt khuẩn,.. * Bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang Tác giả liên lạc: CN. Ngô Ngọc Bích, ĐT: 0913771779, Email: khthbvtg@gmail.com 242 Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 chưa được giám sát chặt chẽ. Công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn chưa được quan tâm, chưa được thực hiện tốt là nguy cơ rất lớn cho nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra (1,2). Nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tần suất mắc bệnh, tăng chi phí điều trị, tăng tỉ lệ tử vong…. Điều quan trọng hơn nữa khi kiểm soát khử khuẩn - tiệt khuẩn nói riêng cũng như công tác chống nhiễm khuẩn ở bệnh viện nói chung không tốt sẽ là cơ hội sinh ra dòng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Đây là một thách thức mới mang tính thời đại và toàn cầu(1). Nghiên cứu Y học Phương pháp thu thập số liệu Phỏng vấn qua bộ câu hỏi soạn sẵn. Tiến hành ĐD trưởng khoa phối hợp với lãnh đạo khoa lồng ghép trong giao ban trình bày ngắn gọn mục đích nghiên cứu, phát phiếu điều tra đến đối tượng nghiên cứu trả lời, thu hồi phiếu điều tra. Xử lý số liệu Nhập và xử lý số liệu bằng bảng tính Exell. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nhằm nâng cao chất lượng công tác chống nhiễm khuẩn, qua việc quan tâm đến công tác khử khuẩn và tiệt khuẩn, góp phần tích cực vào hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu sau: “Tìm hiểu kiến thức thái độ về công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn của điều dưỡng (ĐD) tại Bệnh viện Đa khoa khu vực (ĐKKV) Cai Lậy năm 2008.” Bảng 1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Bảng 2: Phân biệt được khử khuẩn - tiệt khuẩn Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu kiến thức thái độ về công tác khử khuẩn tiệt khuẩn của ĐD tại Bệnh viện ĐKKV Cai Lậy năm 2008. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu kiến thức của ĐD về công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn. - Tìm hiểu thái độ của ĐD về công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn. ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Đối tượng nghiên cứu ĐD đang công tác tại Bệnh viện ĐKKV Cai Lậy trong thời điểm tiến hành nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu 71. Công cụ thu thập số liệu Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn. Nội dung Nam Giới Nữ Dưới 2 năm Thời gian 2ñến 5 năm công tác Trên 5 năm N= 71 13 58 2 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: