Danh mục

KIẾN THỨC, THÁI ÐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA CÁC BÀ MẸ Ở NỘI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.70 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống SXHD được so sánh ở những bà mẹ có và không có con mắc SXHD điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1 và Trung tâm Bệnh nhiệt đới trong thời gian 1995-97. Những bà mẹ có con mắc SHXD có nhiều kiến thức hơn những bà mẹ không có con bệnh vào cùng thời điểm, do họ trải nghiệm nhiều hơn sau khi con mắc bệnh. Các bà mẹ có kinh nghiệm về thời gian muỗi cắn trong ngày, nhưng chưa phân biệt được những nơi và những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KIẾN THỨC, THÁI ÐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA CÁC BÀ MẸ Ở NỘI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH KIẾN THỨC, THÁI ÐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG SỐTXUẤT HUYẾT DENGUE CỦA CÁC BÀ MẸ Ở NỘI THÀNH TP. HỒ CHÍ MINHTÓM TẮTKiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống SXHD được so sánh ởnhững bà mẹ có và không có con mắc SXHD điều trị tại bệnh viện Nhi đồng1 và Trung tâm Bệnh nhiệt đới trong thời gian 1995-97. Những bà mẹ cócon mắc SHXD có nhiều kiến thức hơn những bà mẹ không có con bệnh vàocùng thời điểm, do họ trải nghiệm nhiều hơn sau khi con mắc bệnh. Các bàmẹ có kinh nghiệm về thời gian muỗi cắn trong ngày, nhưng chưa phân biệtđược những nơi và những loại vật chứa nước trong nhà mà muỗi có thể đẻtrứng. So với những biện pháp làm giảm nơi sinh sản của muỗi, những biệnpháp làm giảm sự tiếp xúc với muỗi và xua muỗi có tính khả thi và tính chấpnhận cao, do đó, được các bà mẹ thực hành nhiều hơn. Giáo dục sức khỏethông qua truyền hình có hiệu quả, nhưng cần nhấn mạnh nhiều hơn đến tậptính đời sống của muỗi và khuyến khích những biện pháp triệt nguồn sinhsản của muỗi.SUMMARYKNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE IN PREVENTION OFDENGUE HEMORRHAGIC FEVER AMONG MOTHERS IN URBANAREAS OF HOCHIMINH CITYNguyen Do Nguyen * Y hoc TP. Ho Chi Minh * 1999, vol. 3, N0 2: 119-124Knowledge, attitude and practice concerning the control of DHF werecompared among mothers of dengue- and non dengue-infected childrenadmitted to Children hospital No1 and Center of Tropical diseases during theperiod of 1995-97. Mothers of dengue child were more likely to haveexperiences about dengue after their child was infected, and hence moreknowledgeable than the ones having no infected child in the meantime.Mothers knew the biting habits, but did not identify well the breeding sitesof mosquito. Repellents and measures limiting the contact with mosquitoeswere more practiced by mothers. This is due to a higher feasibility andacceptability compared to those of measures reducing breeding sites. Healtheducation via TV is effective, but should deliver more information on livinghabits of mosquitoes and promote the reduction of larval habitats.ÐẶT VẤN ÐỀSốt xuất huyết dengue (SXHD) là bệnh lưu hành và gây dịch theo chu kỳ tạiViệt nam(2,3,5,6,18,19). Trong những thập niên 1960, 70 và 80, Việt nam đứngđầu về số mắc và chết vì SXHD trong tám nước Ðông Nam Á và cả thếgiới(10,25). Trên toàn quốc, SXHD đứng hàng thứ bảy trong mười nguyênnhân nhập viện hàng đầu, và thứ mười trong mười nguyên nhân tử vonghàng đầu(28).Cho đến nay, những chương trình diệt muỗi truyền SXHD được thực hiệnbởi chính quyền, và sử dụng hóa chất là chính. Theo đa số các chuyên gia,hoá chất không còn hiệu quả trong việc kiểm soát muỗi(7,9). Chỉ trong vàingày đến một, hai tuần sau khi phun hóa chất, dân số A. aegypti sẽ trở lạimật độ cũ(17). Chiến lược kiểm soát muỗi hiện nay đề cao những biện phápđược thực hiện bởi chính người dân, tại chính nhà của họ. Ðó là những biệnpháp triệt nguồn sinh sản của muỗi và giảm muỗi đốt. Giáo dục sức khỏe(GDSK) cần phải tạo ra và đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng để thựchiện những biện pháp đó. Mục đích chính của đề tài này là khảo sát kiếnthức, thái độ và thực hành (KTH) của những bà mẹ/người chăm sóc trẻ trongviệc phòng ngừa SXHD cho con em của họ, từ đó xây dựng những chươngtrình GDSK sát hợp với thực tế Việt nam. Mục tiêu cụ thể là so sánh KTHgiữa những bà mẹ có và không có con mắc SXHD.PHƯƠNG PHÁP-VẬT LIỆUÐề tài này là một phần của nghiên cứu bệnh-chứng về những nguy cơ hànhvi liên quan đến SXHD ở trẻ em từ mười tuổi trở xuống. Nghiên cứu đượctiến hành từ 1995 đến 1997 tại nội thành thành phố Hồ chí Minh (TP.HCM). TP. HCM có diện tích 2.093,7km2, dân số là 4.880.435 người. Nhiệtđộ, lượng mưa và độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 27,47OC;1.637,9mm; 77,67%(27). Những điều kiện khí hậu này thuận lợi cho muỗi đẻtrứng, tăng nhanh sự nhân lên của vi-rút, và rút ngắn thời kỳ ủ bệnh bênngoài(5). TP. HCM là một trong những trọng điểm SXHD của cả nước, với6.037 ca mắc trong tổng số 81.612 ca trên toàn quốc vào năm 1995(28).Có 111 trẻ trong số tất cả những ca mới nhiễm dengue tại hai bệnh viện Nhiđồng 1 và Trung tâm Bệnh nhiệt đới hội đủ tiêu chí chọn mẫu. Tiêu chí chọnnhóm bệnh là trẻ em: 1) từ 10 tuổi trở lại, tính đến ngày được lấy máu; 2)thường trú tại các quận Tân bình, 5, 6, 8, 10 và 11; 3) có chẩn đoán lâm sàngSXHD theo những tiêu chí của Tổ chức Y tế Thế giới, và thử nghiệm MAC-ELISA dương tính theo những tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm ARBO vi-rút, Viện Pasteur TP. HCM. Trẻ bệnh bị loại nếu bị chậm phát triển tâmthần; có những bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch, hoặc những bệnhđang điều trị với những thuốc làm suy giảm hệ thống miễn dịch; thường trútại địa phương dưới một năm tính đến ngày được lấy máu. Nhóm chứng gồm111 t ...

Tài liệu được xem nhiều: