Kiến thức lớp 11Hình tượng người nông dân trong văn tế nghĩa sĩ cần giuộc –Nguyễn Đình Chiểuphần 5Trong câu chuyện của những người bạn tôi, mỗi khi đối diện trước một vấn đề gì khó khăn, anh em thường buột miệng nói rằng: “phải xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có” chứ. Nhớ hồi còn đi học, có anh cán bộ Đoàn khởi xướng một thái độ trong tình yêu là “phải… liều mình như chẳng có”, làm bạn bè nhớ mãi....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiến thức văn lớp 11: Hình tượng người nông dân trong văn tế nghĩa sĩ cần giuộcKiến thức lớp 11Hình tượng người nông dân trong văn tếnghĩa sĩ cần giuộc –Nguyễn Đình Chiểu-phần 5 Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Học văn tế để thấy người sống tốtTrong câu chuyện của những người bạn tôi, mỗi khi đối diệntrước một vấn đề gì khó khăn, anh em thường buột miệng nóirằng: “phải xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có” chứ. Nhớhồi còn đi học, có anh cán bộ Đoàn khởi xướng một thái độ trongtình yêu là “phải… liều mình như chẳng có”, làm bạn bè nhớ mãi.Thế hệ chúng tôi cảm được kiểu nói chuyện giữa bạn bè vớinhau như vậy. Và không ai không biết cụm từ “liều mình nhưchẳng có” kia là của cụ Đồ Chiểu, trong bài Văn Tế Nghĩa sĩ CầnGiuộc học thuở cấp ba.Nhắc chuyện vận dụng câu cú của cụ Đồ Chiểu trong ngôn ngữbè bạn đời thường, là thấy được sự đồng cảm của cuộc sốnghôm nay với ngôn ngữ văn cổ ngày xưa, thấy dường như quanhmình, chuyện “vận dụng lời của Đồ Chiểu” là hết sức bìnhthường.Ấy là sự sống tự nhiên của văn chương trong đời sống ngườidân, được thực chứng qua nhiều thế hệ vẫn còn tồn tại. Nhưngđể có được điều đó, tức có được một sự đồng cảm, một mảnhđất sống của Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc trong ngôn ngữ đờithường thuộc lớp thế hệ sau cụ Đồ ngót một thế kỷ, nhìn theogóc độ hàn lâm, ắt có nhiều điều đặc biệt.Ngay cả những nhà phê bình già dặn, sự thận trọng vẫn đòi hỏihọ lấy môi trường cuộc sống và thời gian trên mỗi tác phẩm đểnhìn nhận một phần giá trị không chối cãi được của tác phẩm đó.Nói thế để thấy cuộc sống làm nên văn chương. Cuộc sống ở đâyđược hiểu là môi trường sống cùng thời và đời sống nội tâm, tưduy của nhà văn trong hoạt động sáng tạo của mình.Vì thế, chất sống trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chínhlà sự thật cuộc sống xảy ra vào thời của cụ Nguyễn Đình Chiểu.Trang văn của cụ đã nói lên những gì cụ muốn gửi gắm lại thế hệmai sau. Do đó, đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trước hết, là đểcảm nhận văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, và sau đó thì nộidung cuộc sống trong văn chương của cụ có được cảm nhận haykhông, cảm nhận như thế nào, tùy vào khả năng của nhữngngười thời nay đọc văn cụ.Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng conmắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thìcàng thấy sáng và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn ĐìnhChiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Hịchcủa Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến côngoanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡnước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca của ngườianh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang...PHẠM VĂN ĐỒNGVăn tế dùng cho những người đáng kính trọng. Người viết văn tếluôn tự coi mình thấp hơn nhân vật trong bài văn. Cách hiểu nàyđã xem sự ra đời bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là phá cách: Cụđồ viết văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một loại nhân vật bấy lâu vẫnđược xếp sau tầng lớp trí thức, sĩ phu trong thứ hạng tứ dân (sĩ –nông – công - thương).Quy định của bài văn tế là phải thể hiện được lý do đáng kínhtrọng của cái chết (có như thế mới được tế). Và nhân vật chínhtrong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có một lý rất đặc biệt: sự bộtphát của người nông dân nổi dậy chống Pháp, hy sinh bởi mộttrận đánh được cụ Đồ gọi là “trận nghĩa”:Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc còn danh nổi tợ phao; mộttrận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.Cụ Đồ Chiểu so sánh mười năm vỡ ruộng với một trận đánh Tâyhẳn là còn khập khiễng. Nhưng đó là điều mà tác giả muốn đặt rađể thấy sự khác biệt giữa cái nhóm nghĩa sĩ Cần Giuộc này vớinhững nhà nông lúc ấy: Trong khi tất cả nông dân khác đang vỡruộng, thì đây là cái chết của một nhóm người dám đứng dậyđánh Tây. Đặt sự so sánh giữa vỡ ruộng và đánh Tây hợp vớiphép đối trong văn biền ngẫu cũng là nhằm đánh dấu sự chuyểnbiến về tư tưởng của người nông dân.Thực ra, hành động của người nghĩa quân Cần Giuộc bột phátbởi lý do bị dồn nén trong tâm trạng người dân mất nước. Sốngcùng thời, cụ Đồ Chiểu cảm được cái tâm lý: Bữa thấy bòng bongche trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì,muốn ra cắn cổ. Cái nhìn của người bản xứ đối với ngoại xâm hếtsức bình thường như thế đó, mà lại rất có quan điểm của con dânyêu nước: Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta; Bátcơm manh áo nợ đời, mắc mớ chi ông cha nó.Nhưng nếu vì tức giận ngoại xâm mà bột phát đứng lên chốnggiặc, hẳn những nghĩa quân Cần Giuộc chưa đánh động mãnhliệt đến niềm cảm kích của Nguyễn Đình Chiểu. Điều quan trọnghơn là hành động của những nghĩa quân. Họ vốn là nông dân, lànhững người bình dị, nhưng nghĩa khí trong từng con người đãkhiến cho cụ Đồ Chiểu phải đặt bút viết rằng:Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng t ...