![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Kiếp Người
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 139.78 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hè năm nay có dịp về thăm quê, vợ chồng tôi mới biết "U Hảo" đã mất. "U Hảo" là người quen gọi theo cách của "người ta", chứ chúng tôi thường gọi thân mật là Dì Hào. Dì là em họ xa của mẹ tôi. Như mẹ tôi kể thì đã xa đến bốn, năm đời. Bố mẹ dì nghèo lắm, làm thuê làm mướn quanh năm mà chẳng biết mặt đồng tiền, nên ông bà đặt tên các con đều có hơi hướng đồng tiền để nhắc nhở chúng ngay từ bé phải biết quý trọng tiền và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiếp Ngườivietmessenger.com Đặng Tiến Huy Kiếp NgườiHè năm nay có dịp về thăm quê, vợ chồng tôi mới biết U Hảo đã mất. U Hảo là ngườiquen gọi theo cách của người ta, chứ chúng tôi thường gọi thân mật là Dì Hào. Dì là emhọ xa của mẹ tôi. Như mẹ tôi kể thì đã xa đến bốn, năm đời. Bố mẹ dì nghèo lắm, làm thuêlàm mướn quanh năm mà chẳng biết mặt đồng tiền, nên ông bà đặt tên các con đều có hơihướng đồng tiền để nhắc nhở chúng ngay từ bé phải biết quý trọng tiền và biết cách làm rađồng tiền. Đầu lòng là cái Chinh, rồi đến cái Hào, thằng Xu, thằng Xèng, con Chục, conTrăm, thằng út đặt là Nghìn.Dì Hào lớn lên được gả chồng cho làng bên. Có được yêu thương tìm hiểu gì đâu. Mặtngười chồng tương lai còn chẳng biết đầu cua tai nheo làm sao. Về ăn ở với nhau, lựa màsống. Ban đầu gia đình hoà thuận, êm ấm. Chồng chăm chỉ làm ăn, biết thương vợ, thươngcon. Dì Hào đẻ năm bận, đậu ba. Hai trai một gái. Có nếp, có tẻ. Kinh tế gia đình tàm tạm đủăn. Các con đều được học hành. Ở nông thôn thế là tiến bộ, là quý hoá lắm rồi. Nào ngờ, sựđời thật là éo le!...Trở lại đám ma của dì tôi. Theo dân làng kể lại, cả làng, xã, huyện nữa chưa có đám nàovừa đông, vừa sang trọng đến nhường ấy. Hàng trăm vòng hoa chứ ít của à. Có ngườinhẩm tính, mỗi vòng vị chi là năm, sáu mươi ngàn đồng, tổng cộng dễ đến sáu, bảy triệuchứ chả chơi. Cả năm ở cái đồng chiêm mùa thối này mà có ky cóp đến bao giờ mới kiếmnổi. Lại hàng trăm ô tô to nhỏ đưa đám mới ghê chứ. Tiền mua xăng dầu cũng đủ nuôi hàngchục gia đình cánh dân cày mình trong cả năm chứ chả ít của à. Người đưa đám toàn quankhách ăn mặc sang trọng. Đàn ông thì com lê cà vạt, chân đi giày đen bóng lộn. Đàn bà áováy đủ màu, đủ kiểu, mặt bự son phấn trông như phường tuồng cả lượt. Họ đi nhở nhơ, mặtbóng lạnh, chẳng có chút thương cảm. Lại còn hỉ hả đủ thứ chuyện. Đám trẻ choai choai,con trai đứa thì đầu húi trọc, quần áo đen tuyền như Ăngka, võ sĩ thời trung cổ, đứa thì tóctai bù xù, râu ria tua tủa, quần bỏ gấu, ống thì nhiều túi to nhỏ như lính Tây trên phim. Đámcon gái quần mỏng bó sát như dán vào đùi, vào mông, áo hở rốn, môi tím, tóc cắt ngắn kiểucon trai, lông mày vẽ, mi giả... Ông chủ tỏ vẻ tất bật, cũng chân đất, áo xô, đầu đội mũ rơm,tay chống gậy vông, mặt rầu rĩ, thiểu não. Chỉ tươi lên đôi chút khi có khách phúng viếng,trên mâm ngũ quả có chiếc phong bì to, sau đấy được lấy ra nhét vào chiếc hòm trước mặtchủ, để ở dưới chân bàn thờ được niêm phong như hòm bỏ phiếu. Mặt hòm có dán hàngchữ đen: Cung tiến lễ đen kính viếng. Đứng túc trực ngay đấy là hai anh thợ ảnh, thay nhauchớp máy ghi hình những quan khách lúc nhét phong bì vào hòm cung tiến... Bà vợ ông tacũng áo xô, khăn trắng tùm hum, chạy lăng xăng chỗ này chỗ kia bảo ban, sai khiến ngườinhà, người giúp việc đón khách, mời trầu, mời nước sao cho phải phép. Các đứa con củaông bà chủ thì tha hồ trổ tài đóng kịch, coi như được một dịp thỏa thích chơi đùa lạ lẫm độcđáo hiếm có. Vì chúng còn ông bà nội ngoại đâu mà được dịp ma chay như thế này. Chờđến dịp bố mẹ chúng thì còn lâu. Ông bà bô còn khoẻ như vâm. Mộ được đặt ở phần đấtcao ráo đẹp nhất nghĩa trang xã. Nghe nói phải mua ối tiền bạc đấy. Ai cũng mừng cho dìHảo. Người ta kháo với nhau: Đời người ta chẳng biết thế nào, đời bà ấy tưởng khổ hơnkiếp trâu, khi chết lại hoá ra sướng như bà hoàng, cô chúa. Sự thắc mắc, ngờ vực về đámma của dì tôi cũng lắm, nhưng không ai dò tìm được những điều bí ẩn kia. Rồi thời gian vàcông việc phôi pha dần cái sự rỗi hơi ấy. Khi thấy vợ chồng tôi về mọi người như bắt đượccủa, cái đám ma lạ lùng bỗng dưng sống động trong trí óc tò mò của bà con ở làng quê này,vốn rất chuộng những sự lạ, túm lấy, vây lấy chúng tôi mà hỏi han, mà yêu cầu giải đáp.Chúng tôi cũng mù tịt, cũng thấy thật là lạ. Về đến đây chúng tôi mới biết dì Hảo chết cơmà.Đời Dì Hào, chúng tôi biết rõ lắm. Dì bị đuổi khỏi cái gia đình tưởng hạnh phúc, đầm ấm kialà sau khi con trai cả lập gia đình, rồi dắt díu nhau đi lập nghiệp ở vùng kinh tế mới tận trongNam. Cô con gái thứ hai đi lấy chồng, sau đó cũng theo chồng lên xây dựng nông trường ởmột tỉnh miền núi phía Bắc xa lắc nào. Anh con trai út lớn lên đi bộ đội. Bố ở nhà điện vềcưới cho cô vợ không biết mặt mà chỉ qua thư từ và tấm ảnh 3x4. Một tuần sau ngày cưới,anh về đơn vị rồi bặt tin tức chẳng thư từ gì. Cô vợ trẻ ở nhà ngao ngán, dan díu với bốchồng. Dì tôi bị chồng hắt hủi, đánh chửi từ đấy. Cắn răng nuốt nước mắt mà chịu cũngkhông được. Không thể chịu cảnh con dâu ngang nhiên ăn nằm với bố chồng, ngang nhiênthách thức, ghen ngược, coi thường mẹ chồng, Dì tôi bỏ nhà lên tỉnh cho khuất mắt, tìm mẹtôi, nhờ cậy giới thiệu cho nơi tử tế để giúp việc, nương tựa.Mẹ tôi rất thương tình cảnh dì, bà giới thiệu với những gia đình tử tế, cần người giúp việc. Ítlâu sau, người chồng phụ bạc bán hết cơ nghiệp cùng cô con dâu bụng chửa vượt mặt,không còn mặt mũi mà trông ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiếp Ngườivietmessenger.com Đặng Tiến Huy Kiếp NgườiHè năm nay có dịp về thăm quê, vợ chồng tôi mới biết U Hảo đã mất. U Hảo là ngườiquen gọi theo cách của người ta, chứ chúng tôi thường gọi thân mật là Dì Hào. Dì là emhọ xa của mẹ tôi. Như mẹ tôi kể thì đã xa đến bốn, năm đời. Bố mẹ dì nghèo lắm, làm thuêlàm mướn quanh năm mà chẳng biết mặt đồng tiền, nên ông bà đặt tên các con đều có hơihướng đồng tiền để nhắc nhở chúng ngay từ bé phải biết quý trọng tiền và biết cách làm rađồng tiền. Đầu lòng là cái Chinh, rồi đến cái Hào, thằng Xu, thằng Xèng, con Chục, conTrăm, thằng út đặt là Nghìn.Dì Hào lớn lên được gả chồng cho làng bên. Có được yêu thương tìm hiểu gì đâu. Mặtngười chồng tương lai còn chẳng biết đầu cua tai nheo làm sao. Về ăn ở với nhau, lựa màsống. Ban đầu gia đình hoà thuận, êm ấm. Chồng chăm chỉ làm ăn, biết thương vợ, thươngcon. Dì Hào đẻ năm bận, đậu ba. Hai trai một gái. Có nếp, có tẻ. Kinh tế gia đình tàm tạm đủăn. Các con đều được học hành. Ở nông thôn thế là tiến bộ, là quý hoá lắm rồi. Nào ngờ, sựđời thật là éo le!...Trở lại đám ma của dì tôi. Theo dân làng kể lại, cả làng, xã, huyện nữa chưa có đám nàovừa đông, vừa sang trọng đến nhường ấy. Hàng trăm vòng hoa chứ ít của à. Có ngườinhẩm tính, mỗi vòng vị chi là năm, sáu mươi ngàn đồng, tổng cộng dễ đến sáu, bảy triệuchứ chả chơi. Cả năm ở cái đồng chiêm mùa thối này mà có ky cóp đến bao giờ mới kiếmnổi. Lại hàng trăm ô tô to nhỏ đưa đám mới ghê chứ. Tiền mua xăng dầu cũng đủ nuôi hàngchục gia đình cánh dân cày mình trong cả năm chứ chả ít của à. Người đưa đám toàn quankhách ăn mặc sang trọng. Đàn ông thì com lê cà vạt, chân đi giày đen bóng lộn. Đàn bà áováy đủ màu, đủ kiểu, mặt bự son phấn trông như phường tuồng cả lượt. Họ đi nhở nhơ, mặtbóng lạnh, chẳng có chút thương cảm. Lại còn hỉ hả đủ thứ chuyện. Đám trẻ choai choai,con trai đứa thì đầu húi trọc, quần áo đen tuyền như Ăngka, võ sĩ thời trung cổ, đứa thì tóctai bù xù, râu ria tua tủa, quần bỏ gấu, ống thì nhiều túi to nhỏ như lính Tây trên phim. Đámcon gái quần mỏng bó sát như dán vào đùi, vào mông, áo hở rốn, môi tím, tóc cắt ngắn kiểucon trai, lông mày vẽ, mi giả... Ông chủ tỏ vẻ tất bật, cũng chân đất, áo xô, đầu đội mũ rơm,tay chống gậy vông, mặt rầu rĩ, thiểu não. Chỉ tươi lên đôi chút khi có khách phúng viếng,trên mâm ngũ quả có chiếc phong bì to, sau đấy được lấy ra nhét vào chiếc hòm trước mặtchủ, để ở dưới chân bàn thờ được niêm phong như hòm bỏ phiếu. Mặt hòm có dán hàngchữ đen: Cung tiến lễ đen kính viếng. Đứng túc trực ngay đấy là hai anh thợ ảnh, thay nhauchớp máy ghi hình những quan khách lúc nhét phong bì vào hòm cung tiến... Bà vợ ông tacũng áo xô, khăn trắng tùm hum, chạy lăng xăng chỗ này chỗ kia bảo ban, sai khiến ngườinhà, người giúp việc đón khách, mời trầu, mời nước sao cho phải phép. Các đứa con củaông bà chủ thì tha hồ trổ tài đóng kịch, coi như được một dịp thỏa thích chơi đùa lạ lẫm độcđáo hiếm có. Vì chúng còn ông bà nội ngoại đâu mà được dịp ma chay như thế này. Chờđến dịp bố mẹ chúng thì còn lâu. Ông bà bô còn khoẻ như vâm. Mộ được đặt ở phần đấtcao ráo đẹp nhất nghĩa trang xã. Nghe nói phải mua ối tiền bạc đấy. Ai cũng mừng cho dìHảo. Người ta kháo với nhau: Đời người ta chẳng biết thế nào, đời bà ấy tưởng khổ hơnkiếp trâu, khi chết lại hoá ra sướng như bà hoàng, cô chúa. Sự thắc mắc, ngờ vực về đámma của dì tôi cũng lắm, nhưng không ai dò tìm được những điều bí ẩn kia. Rồi thời gian vàcông việc phôi pha dần cái sự rỗi hơi ấy. Khi thấy vợ chồng tôi về mọi người như bắt đượccủa, cái đám ma lạ lùng bỗng dưng sống động trong trí óc tò mò của bà con ở làng quê này,vốn rất chuộng những sự lạ, túm lấy, vây lấy chúng tôi mà hỏi han, mà yêu cầu giải đáp.Chúng tôi cũng mù tịt, cũng thấy thật là lạ. Về đến đây chúng tôi mới biết dì Hảo chết cơmà.Đời Dì Hào, chúng tôi biết rõ lắm. Dì bị đuổi khỏi cái gia đình tưởng hạnh phúc, đầm ấm kialà sau khi con trai cả lập gia đình, rồi dắt díu nhau đi lập nghiệp ở vùng kinh tế mới tận trongNam. Cô con gái thứ hai đi lấy chồng, sau đó cũng theo chồng lên xây dựng nông trường ởmột tỉnh miền núi phía Bắc xa lắc nào. Anh con trai út lớn lên đi bộ đội. Bố ở nhà điện vềcưới cho cô vợ không biết mặt mà chỉ qua thư từ và tấm ảnh 3x4. Một tuần sau ngày cưới,anh về đơn vị rồi bặt tin tức chẳng thư từ gì. Cô vợ trẻ ở nhà ngao ngán, dan díu với bốchồng. Dì tôi bị chồng hắt hủi, đánh chửi từ đấy. Cắn răng nuốt nước mắt mà chịu cũngkhông được. Không thể chịu cảnh con dâu ngang nhiên ăn nằm với bố chồng, ngang nhiênthách thức, ghen ngược, coi thường mẹ chồng, Dì tôi bỏ nhà lên tỉnh cho khuất mắt, tìm mẹtôi, nhờ cậy giới thiệu cho nơi tử tế để giúp việc, nương tựa.Mẹ tôi rất thương tình cảnh dì, bà giới thiệu với những gia đình tử tế, cần người giúp việc. Ítlâu sau, người chồng phụ bạc bán hết cơ nghiệp cùng cô con dâu bụng chửa vượt mặt,không còn mặt mũi mà trông ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kiếp Người truyện ngắn Việt Nam truyện ngắn văn học hiện đại câu chuyện đời thường Đặng Tiến HuyTài liệu liên quan:
-
6 trang 254 0 0
-
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 110 0 0 -
4 trang 85 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa
60 trang 61 0 0 -
8 trang 54 0 0
-
171 trang 54 0 0
-
2 trang 51 0 0
-
3 trang 48 0 0
-
12 trang 45 0 0
-
Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (In lần thứ 20): Phần 1
89 trang 45 0 0