Hình tượng nhân vật bị chấn thương chiếm vai trò quan trọng trong thế giới nghệ thuật của Murakami. Những con người cô độc trong một thế giới bất toàn, bơ vơ kiếm tìm giá trị bản thể, một số tuyệt vọng tìm đến cái chết để giải thoát nhưng nhiều người vẫn luôn nỗ lực tìm mọi cách để vượt lên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểu nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 63-73
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn
DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0028
KIỂU NHÂN VẬT CHẤN THƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA HARUKI MURAKAMI
Đặng Phương Thảo
Trường Trung học phổ thông Hồng Bàng, Hải Phòng
Tóm tắt. Hình tượng nhân vật bị chấn thương chiếm vai trò quan trọng trong thế giới nghệ
thuật của Murakami. Những con người cô độc trong một thế giới bất toàn, bơ vơ kiếm tìm giá
trị bản thể, một số tuyệt vọng tìm đến cái chết để giải thoát nhưng nhiều người vẫn luôn nỗ
lực tìm mọi cách để vượt lên. Qua ba cuốn tiểu thuyết tiêu biểu: Rừng Na Uy, Biên niên kí
chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển, kiểu nhân vật chấn thương của Murakami đã thể hiện
mang đến những cảm thức của thời đại mới: Sự hoang mang của con người trước những biến
đổi kinh hoàng của thời đại công nghệ 4.0. Nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn gom nhặt từng chút
mảnh vỡ tâm hồn, xây dựng thành điểm tựa tinh thần để tiếp tục vươn lên.
Từ khóa: Haruki Murakami, tự sự, kiểu nhân vật chấn thương, Rừng Nauy, Biên niên kí chim
vặn dây cót, Kafka bên bờ biển.
1.
Mở đầu
“Chấn thương” (Trauma) vốn là một thuật ngữ y học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp
(τραῦμα). Ngoài vết thương sinh lí, trauma còn được dùng để nói về thương tổn tâm lí: “Chấn
thương (thuộc về) tâm lí là một loại tổn thương tinh thần xảy ra như kết quả của một sự kiện đau
buồn. Khi chấn thương dẫn đến những rối loạn căng thẳng sau đó, thiệt hại có thể liên quan đến
những thay đổi về thể chất và hóa học trong não, làm thay đổi phản ứng của người đó đối với
những căng thẳng trong tương lai” [11]. Trong văn học, khái niệm này được dùng để miêu tả
“Một trạng thái tinh thần khổ sở tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu trong cuộc đời của những cá
nhân nhất định”, “chúng xuất hiện như thể một chuỗi những sự kiện đau khổ mà người ta bị phụ
thuộc vào và điều này hoàn toàn nằm bên ngoài mong muốn hay khả năng kiểm soát của người ta”
[1;tr.10].
Lí thuyết về văn học chấn thương ra đời gắn liền với những chấn động kinh hoàng của thế
giới trong thế kỉ XX: chiến tranh và những bất ổn trong đời sống chính trị, sự phát triển vượt
bậc về kinh tế kèm theo sự dư thừa vật chất, sự phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ, sự bất công
trong việc phân chia các quyền lợi giữa các giai tầng trong xã hội... Những biến động mang tính
thời đại đã tạo ra bi kịch của con người cá nhân do không bắt nhịp được với guồng quay bạo liệt
của thực tại. Hàng loạt tác phẩm ra đời viết về một thế hệ đang oằn mình với những cơn đau vò
xé ruột gan bởi vết thương lịch sử. Hemingway đã gọi thế hệ của mình là “thế hệ lạc lõng”, “thế
hệ mất mát”, “thế hệ vứt đi” (the lost generations) và thời đại mình đang sống là “thời đại bỏ
đi”. Nhiều học thuyết, trường phái triết học, văn học, phê bình văn học mới đi sâu khai thác
những tổn thương tâm lí của con người, cái nhìn cuộc sống đầy bi quan, lối sống bế tắc mà hậu
quả để lại có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần nhân loại thời đại này như: triết học
Ngày nhận bài: 9/2/2018. Ngày sửa bài: 12/3/2018. Ngày nhận đăng: 10/4/2018.
Tác giả liên hệ: Đặng Phương Thảo. Địa chỉ e-mail: dangphuongthao1981@gmail.com
63
Đặng Phương Thảo
và văn học hiện sinh của Jean Paul Sartre và Albert Camus; văn học phi lí của Kafka, kịch phi lí
của Ionesco, tiểu thuyết viết về chiến tranh của Hemingway, của Kertesz Imre... Có thể khẳng
định, chưa bao giờ, đời sống và vấn đề hiện tồn lại trở nên bức thiết như giai đoạn này.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai, Nhật Bản tự xưng là đội quân Thiên
Hoàng, là nước Đại Đông Á. Gót giày xâm lược của quân đội Nhật Bản từng in dấu trên nhiều
vùng lãnh thổ của các quốc gia. Sau cú sốc thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai, lịch sử Nhật
Bản trải qua nhiều biến động. Cùng với những kì tích ngoạn mục trong quá trình khôi phục nền
kinh tế, đất nước và con người Nhật Bản cũng phải đứng trước những thức thách cam go trước
ảnh hưởng mạnh mẽ của luồng văn hóa phương Tây (qua ảnh hưởng trực tiếp từ Mỹ). Sự giao
thoa văn hóa giữa truyền thống văn hóa Nhật Bản và văn hóa phương Tây hiện đại khiến con
người, nhất là giới trẻ phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng. Thực tế này cũng đã được nhà văn
Kawabata phản ánh trong bộ ba tiểu thuyết đoạt giải Nobel: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô. Con
người bước đi trên đống đổ nát, hoang tàn của quá khứ và mầm non mới nhú của tương lai. Trong
bối cảnh phức tạp đó, Haruki Murakami đã miêu tả sự tổn thương về tâm lí của con người khi mọi
tiêu chuẩn giá trị trong cuộc sống không còn như cũ. Có những người đã từng trải qua chiến tranh
và bị những vết thương trên thân thể (Trung úy Maymia, Nhục đậu khấu, Nakata…) có người lại
sống một cuộc đời hết sức bình thường trong một nước Nhật thời hiện đại: là một cô/cậu học sinh,
sinh viên đại học (Wantanabe, Midori, Naoko, Kashahara May, Kafka..), một thủ thư (Oshima),
người phụ trách thư viện tư nhâ ...