Danh mục

Bi cảm Aware trong hình tượng nhân vật tiểu thuyết biên niên kí chim vặn dây cót của Haruki Murakami

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 299.64 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đặt tác phẩm của nhà văn đương đại Haruki Murakami trong dòng chảy văn học dân tộc, từ đó khẳng định cốt lõi vấn đề “không nợ nần” văn chương Nhật Bản của nhà văn này. Đến với Biên niên kí chim vặn dây cót, chúng ta vẫn thấy một tâm hồn Nhật trân trọng những mỹ cảm văn hóa dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bi cảm Aware trong hình tượng nhân vật tiểu thuyết biên niên kí chim vặn dây cót của Haruki MurakamiTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 34/2019 63 BI CẢM AWARE TRONG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT BIÊN NIÊN KÍ CHIM VẶN DÂY CÓT CỦA HARUKI MURAKAMI Lương Hải Vân Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài viết đặt tác phẩm của nhà văn đương đại Haruki Murakami trong dòng chảy văn học dân tộc, từ đó khẳng định cốt lõi vấn đề “không nợ nần” văn chương Nhật Bản của nhà văn này. Đến với Biên niên kí chim vặn dây cót, chúng ta vẫn thấy một tâm hồn Nhật trân trọng những mỹ cảm văn hóa dân tộc. Qua hình tượng nhân vật, niềm bi cảm “aware” tiếp tục rung lên từng hồi âm sắc. Từng giọt mực thấm lên trang viết của Haruki Murakami là kết quả của sự dung hợp văn hóa Đông Tây, đưa tác phẩm của tác giả này “vượt biên” hướng ra thế giới nhân sinh rộng lớn. Từ khóa: Aware, nhân vật, tiểu thuyết, “Biên niên ký chim vặn dây cót”, Haruki Murakami Nhận bài ngày 17.9.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.10.2019 Liên hệ tác giả: Lương Hải Vân; Email: lhvan@hnmu.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Mỹ” - cái đẹp trong tâm thức người Nhật - là cái kích thích tình cảm, cảm giác, cũngnhư tri giác, gợi lên cho con người những khoái cảm. Những “khoái cảm” này không phảilà thứ “khoái lạc” chủ quan, vị kỷ. Cái đẹp phải là những thứ được “giải phóng” khỏinhững lợi ích cá nhân, đạt tới sự giao hòa với cả thiên nhiên, con người... Trong đó, “ưunhã” và “ngắn ngủi, phù du” là hai yếu tố song hành chặt chẽ trong quan niệm người Nhậtvề cuộc sống cũng như nghệ thuật. Cái đẹp hình thành là đã chứa trong nó sự diệt vong.Chính bởi vậy, đó mới là cái đẹp chân thực, xứng đáng được quý trọng gìn giữ. Cái đẹp ấynhư những cánh hoa anh đào mong manh “sớm nở, chóng tàn”, con người sớm nhận thứcđược sự “vô thường” trong cõi đời nhỏ bé, giữa vụ trụ mênh mông mà hình thành nênnhững rung cảm đặc biệt sâu lắng. Aware từ đây được sinh ra và trở thành một mỹ cảm đặctrưng trong tâm thức xứ sở. Aware thấm sâu trong tâm hồn nhà văn Nhật HarukiMurakami, nỗi buồn cõi đời phù thế hằn in trong thế giới nhân vật cuốn Biên niên ký chimvặn dây cót.64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI2. NỘI DUNG2.1. Giới thuyết khái niệm Aware - là một phạm trù mỹ học được xuất hiện khá sớm, thể hiện quan niệm chủ đạocủa tâm hồn người Nhật về cái Đẹp. Khái niệm aware được diễn tả đầy đủ là mono noaware. Đây cũng là một khái niệm xuất phát từ quan niệm vô thường của Phật giáo, đượcthể hiện như một quan niệm thiết yếu trong văn chương truyền thống Nhật. Đối với người Nhật, sự tàn héo của những chiếc lá, những cánh hoa, hay những vầngtrăng khuyết... tạo nên những “rung chấn” tình cảm sâu độ hơn sự viên mãn, tròn đầy, vĩnhcửu. Đó là những sầu cảm, nỗi buồn bi ai trước sự hữu hạn, vô thường của vạn vật. Awarenhìn chung được biểu thị cho tình cảm ấy. Aware (bi ai) là niềm bi cảm, xao xuyến trướcmọi vẻ đẹp não lòng của sự vật. Nó như một thứ thanh âm nhắc nhở con người về những gìđã qua và sẽ qua, vạn vật không dừng lại ở hiện tại mà đến một lúc nào đó sẽ phải lụi tàntheo quy luật thời gian. Niềm bi cảm này đã được thể hiện bàng bạc trong những tác phẩmcổ đại nhất. Bản chất của aware là nỗi buồn. Đó có khi là nỗi buồn chia ly mất mát, có khi là niềmbi cảm đặc biệt với thời gian và không gian. Như Nhật Chiêu đã nhận định: “Thường đượcgọi tên đầy đủ là mono no aware dùng để chỉ “nỗi buồn sự vật” “gợi vẻ đẹp tao nhã, nỗibuồn dịu dàng pha lẫn cảm thức vô thường của đạo Phật” [1, tr.121]. Con người Nhật hiểuthấu quy luật của cõi thế gian mà luôn mang trong mình niềm mặc sầu, bi cảm man mác.Những tác phẩm văn chương truyền thống Nhật ra đời như là những suy ngẫm, để triết lýchiêm nghiệm về cõi đời phù thế, phù du, nơi cái đẹp được sinh ra và tan biến trong cõivô thường.2.2. Vẻ đẹp aware trong hình tượng nhân vật Biên niên kí chim vặn dây cót 2.2.1. Nỗi buồn của con người cô độc trong cõi nhân gian Có người đã nói: con người từ khi sinh ra đã phải cô đơn. Nagasawa trong Rừng Nauytuyên bố: “Bản ngã và tha nhân là cách biệt” [4, tr.384]. Bước vào tác phẩm, ta như bướchành trình của nỗi đơn độc từ sâu thẳm tâm thức con người. Nỗi cô đơn đó dường nhưkhông dừng lại ở quan điểm hiện sinh chủ nghĩa mà còn thể hiện trong một cõi buồn bàngbạc hồi khứ. Đó là nỗi cô đơn của những con người lạc lõng trong cõi nhân gian, là sự đơncôi của những yêu thương không vẹn tròn. Đó là nỗi cô đơn của những trái tim đang chờđược lấp đầy và luôn khao khát được thấu hiểu, cứu rỗi. Nỗi cô đơn ấy hình thành nênniềm bi cảm như hạt cát trôi theo gió giữa sa mạc mênh mông, như hạt bụi khuấy độngtrong không khí, như con người thấy kiếp mình nhỏ b ...

Tài liệu được xem nhiều: