Danh mục

Kiểu nhân vật trải nghiệm, sám hối trong một số truyện vừa sau những năm 1880 của L.N. Tônxtôi

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.33 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

L.N.Tônxtôi không chỉ là nhà tiểu thuyết kiệt xuất. Di sản văn học đồ sộ mà đại văn hào để lại còn có hàng trăm truyện vừa, truyện ngắn xuất sắc, đa số được ông viết sau cuộc khủng hoảng tư tưởng có ý nghĩa “bước ngoặt” xảy ra vào những năm 1880, trong đó người đọc bắt gặp kiểu nhân vật trải nghiệm, sám hối chưa từng thấy xuất hiện ở những bộ tiểu thuyết trước đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kiểu nhân vật trải nghiệm, sám hối trong một số truyện vừa sau những năm 1880 của L.N. Tônxtôi JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 56-62 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn KIỂU NHÂN VẬT TRẢI NGHIỆM, SÁM HỐI TRONG MỘT SỐ TRUYỆN VỪA SAU NHỮNG NĂM 1880 CỦA L.N. TÔNXTÔI Lê Thị Thu Hiền Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. L.N.Tônxtôi không chỉ là nhà tiểu thuyết kiệt xuất. Di sản văn học đồ sộ mà đại văn hào để lại còn có hàng trăm truyện vừa, truyện ngắn xuất sắc, đa số được ông viết sau cuộc khủng hoảng tư tưởng có ý nghĩa “bước ngoặt” xảy ra vào những năm 1880, trong đó người đọc bắt gặp kiểu nhân vật trải nghiệm, sám hối chưa từng thấy xuất hiện ở những bộ tiểu thuyết trước đó. Kiểu nhân vật này nảy sinh từ những trăn trở, trải nghiệm và cảm quan bi kịch của chính nhà văn. Chúng trở thành nơi Tônxtôi giãi bày, bộc lộ nỗi niềm sâu kín, nơi ông thể hiện một cách tuyệt vời tài năng miêu tả tâm lí, “biện chứng tâm hồn” con người. Từ khóa: Tônxtôi, kiểu nhân vật trải nghiệm, sám hối, truyện vừa. 1. Mở đầu Đầu những năm 1880 trong Tônxtôi đã xảy ra bước chuyển biến tư tưởng căn bản: từ một quý tộc đại địa chủ nhà văn đoạn tuyệt với tư tưởng của giai cấp mình và chuyển sang lập trường nông dân gia trưởng. Bước chuyển này dẫn đến sự thay đổi cái nhìn, cách đánh giá cũng như quan niệm sáng tác nghệ thuật của nhà văn giai đoạn ba mươi năm cuối đời. Thời kì này, cùng với những truyện ngắn bình dân mang tính giáo huấn viết cho dân chúng, Tônxtôi đã cho ra đời nhiều truyện vừa theo khuynh hướng khám phá sự thật, thể hiện “những chiêm nghiệm, tổng kết thâm trầm về con đường đi tìm lẽ sống và phục sinh tâm hồn con người” [1;53]. Không phải ngẫu nhiên trong những truyện này các nhân vật chính đều bừng tỉnh trước cuộc sống giả dối, chết cứng, già nua, lỗi thời của xã hội thượng lưu quý tộc để rồi sau những trải nghiệm, sám hối họ quyết định rời bỏ cuộc sống ấy và đi theo cuộc sống lao động của nông dân, coi đó là lí tưởng. Đặc điểm này tạo nên kiểu nhân vật trải nghiệm, sám hối rất riêng, độc đáo chưa từng thấy xuất hiện trong những bộ tiểu thuyết đồ sộ trước đó của Tônxtôi. Kiểu nhân vật này bao gồm những nhân vật thường xuất thân từ tầng lớp thượng lưu quý tộc, hoặc ít nhiều có thế lực, họ không chỉ không tự bằng lòng với mình, không ngừng hoàn thiện mình qua chiêm nghiệm cuộc sống, mà còn trải nghiệm thực tế cuộc sống lầm lỡ, tội lỗi, trải nghiệm sám hối về cuộc đời vô nghĩa đã qua của mình vận động rứt bỏ những những định kiến, cũng như những mối quan hệ trói buộc, cố gắng vượt qua các giới hạn (giai tầng, giới tuyến, quy định nếp sống) hướng tới tự do, tới khả năng tha thứ, yêu thương, hòa đồng với quần chúng nhân dân với để phục sinh cho một cuộc sống mới. Có thể nói, kiểu nhân vật trải nghiệm, sám hối nảy sinh từ những trăn trở, trải nghiệm và cảm quan bi kịch của chính Ngày nhận bài 03/12/2014. Ngày nhận đăng 25/09/2014. Liên lạc Lê Thị Thu Hiền, e-mail: lethuhiensp2@gmail.com 56 Kiểu nhân vật trải nghiệm, sám hối trong một số truyện vừa sau những năm 1880... Tônxtôi, tuy xuất hiện không nhiều (trong 9 tác phẩm) nhưng chúng đóng vai trò quan trọng, thậm chí là trung tâm trong sáng tác ba mươi năm cuối đời của nhà văn. Chúng trở thành nơi Tônxtôi giãi bày, bộc lộ nỗi niềm sâu kín, nơi ông thể hiện một cách tuyệt vời tài năng miêu tả tâm lí, “biện chứng tâm hồn” con người. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những phác họa đầu tiên chân dung, tính cách kiểu nhân vật trải nghiệm, sám hối đã được Tônxtôi đưa ra trong Kẻ chạy trốn – nhan đề ban đầu của Những người Cô dăc sáng tác vào giai đoạn trước đó. Ôlênin– nhân vật chính của tác phẩm này sau những trải nghiệm đã nhận ra sự giả dối, xa lạ, vô nghĩa của cuộc sống thượng lưu quý tộc. Ý thức phải thoát khỏi cuộc sống chết cứng đã dẫn đến, ở phần kết thúc truyện, Ôlênin quyết định ra đi, rời bỏ Matxcơva, từ bỏ địa vị, chạy trốn khỏi môi trường sống quen thuộc của mình. Giữa thiên nhiên, trong khung cảnh hùng vĩ của nó, nhân vật phát hiện ra luồng ánh sáng mới cuốn anh đi theo nó: “Hạnh phúc là ở chỗ sống cho người khác”. Trải qua biết bao biến cố, khúc ngoặt thăng trầm trong dòng chảy cuộc đời, Ôlênin mới cảm nhận được hết ý nghĩa sâu xa triết lí sống giản dị này. Những bi kịch, trải nghiệm, sự ra đi của Ôlênin tiếp tục được Tônxtôi đào sâu và thể hiện ở các nhân vật chính trong nhiều truyện vừa ở giai đoạn sau. Quá trình trải nghiệm cuộc sống của Ivan Ilich (Cái chết của Ivan Ilich), cha Xerghi (Đức cha Xerghi), Pozdnưsep (Bản sonate Kreutzer), Kornhei Vaxiliep (Kornhei Vaxiliep),. . . dưới ngòi bút hiện thực của Tônxtôi đầy dằn vặt, đớn đau, những bi kịch của họ không chỉ mang ý nghĩa cá nhân mà đó là những nỗi đau nhân thế. Đối với kiểu nhân vật nà ...

Tài liệu được xem nhiều: