Danh mục

Yếu tố tự sự trong thơ Lưu Quang Vũ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.37 KB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Yếu tố tự sự trong thơ Lưu Quang Vũ" nghiên cứu những phương diện biểu hiện và giá trị thẩm mĩ của yếu tố tự sự trong thơ Lưu Quang Vũ. Yếu tố tự sự được thể hiện trên nhiều phương diện như nhan đề bài thơ, hình thức câu thơ, ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ, sự gia tăng các yếu tố kể sự trong cấu trúc trữ tình bài thơ. Mời các bạn cùng tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố tự sự trong thơ Lưu Quang Vũ YẾU TỐ TỰ SỰ TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ ThS. Huỳnh Thị Diệu Duyên Trường Đại học Phú Yên Tóm tắt Bài viết nghiên cứu những phương diện biểu hiện và giá trị thẩm mĩ củayếu tố tự sự trong thơ Lưu Quang Vũ. Thơ Lưu Quang Vũ, yếu tố tự sự được thểhiện trên nhiều phương diện: nhan đề bài thơ, hình thức câu thơ, ngôn ngữ thơ,giọng điệu thơ, sự gia tăng các yếu tố kể sự trong cấu trúc trữ tình bài thơ...Không chỉ tăng cường chất hiện thực cho thơ, yếu tố tự sự còn góp phần quantrọng tạo nên chiều sâu suy tư, tính chiêm nghiệm và chất triết lí của thơ LưuQuang Vũ. Đồng thời, trình hiện một cái Tôi đầy trăn trở, suy tư về nhân sinh,thế sự; một cái Tôi dũng cảm, thành thật trên hành trình đi tìm cái Đẹp của conngười, cuộc đời. Từ khóa: tự sự, Lưu Quang Vũ, thơ Lưu Quang Vũ. 1. Đặt vấn đề Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là một trong những cây bút tài năng của vănhọc Việt Nam nửa sau thế kỉ XX. Trong sự nghiệp cầm bút ngắn ngủi của mình,tác giả họ Lưu khiến người ta kinh ngạc bởi khả năng lao động và sức sáng tạodồi dào của bản thân: hơn năm mươi kịch bản kịch, hàng trăm bài thơ, hàngchục truyện ngắn và bài viết chân dung các diễn viên, nghệ sĩ. Trong những thểtài sáng tác đó, Lưu Quang Vũ đến với thơ sớm nhất. Cũng từ rất sớm, với tậpthơ Bếp lửa – Hương cây (1968, in chung với Bằng Việt), nhà thơ đã ghi dấu tênmình vào đội ngũ những gương mặt trẻ nổi bật của thơ chống Mĩ, và sau này là,thơ thời hậu chiến. Thơ Lưu Quang Vũ, dù trước hay sau năm 1975, là loại thơgiàu chất tự sự. Tự sự trở thành một trong những đặc điểm tiêu biểu và là yếu tốquan trọng kết tinh giá trị thơ Lưu Quang Vũ. 2. Tự sự trong thơ Lưu Quang Vũ – một số phương diện biểu hiện 2.1. Trong thơ Lưu Quang Vũ, tự sự xâm nhập một cách đa diện vào cấutrúc trữ tình của thể loại. Trên bề mặt văn bản, phương diện đầu tiên, dễ tri nhậnnhất, chính là nhan đề bài thơ. Khảo sát thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều bài thơmang nhan đề giàu tính tự sự. Chằng hạn như, Đêm đông chí uống rượu với bácLâm và bác Khánh nói về những cuộc chia tay thời loạn, Đêm hành quân,Chuyện nhỏ bên sông, Em sang bên kia sông, Buổi chiều đón con, Nửa đêm tớithành phố lạ gặp mưa… Ở những nhan đề này, lượng thông tin được chứa đựngkhông phải là cảm xúc, tâm trạng, lí tưởng, chí hướng…của nhân vật trong tácphẩm hoặc của chính tác giả mà là kể/tả về một sự kiện, một cảnh tượng, mộttrạng huống nào đó. Có lẽ, chính bởi vậy mà, so với dạng nhan đề truyền thốngcủa thơ trữ tình, nhan đề tự sự trong thơ Lưu Quang Vũ vẫn có những nét riêngvề hình thức và cấu tạo. Có khi, nhan đề vượt thoát khỏi khuôn hình súc tích,ngắn gọn để đạt đến sự “dài dòng”, tựa như lời nói thông thường (Đêm Đông chíuống rượu với bác Lâm và bác Khánh nói về những cuộc chia tay thời loạn,Mưa dữ dội trên đường phố trên mái nhà, Nửa đêm tới thành phố lạ gặpmưa…); Cũng có khi, nhan đề được cấu tạo là một câu, hoặc hoàn chỉnh ngữpháp (Em sang bên kia sông, Người con giai đến phòng em chiều thu…), hoặckhuyết thiếu ngữ pháp (Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa, Buổi chiều đón 1con…); Và nhiều khi, nhan đề là một cụm từ mang sức gợi về một câu chuyện,một thực tại khách quan (Giấc mơ của anh hề, Hải Phòng- mùa đông, Hồ sơmùa hạ 1972, Những người đi năm ấy…) Lí luận văn học đã chỉ ra rằng, nhan đề - với tư cách là yếu tố cận văn bản- có ý nghĩa như một mã nghệ thuật, dẫn lối người đọc vào thế giới nghệ thuậtcủa văn bản. Nó không chỉ là kí hiệu thông thường mà là “kí hiệu trung tâm,châu tuần mọi lớp nghĩa được biểu đạt, nghĩa tiềm ẩn của thi phẩm”1. Đồng thời,nhan đề còn là nơi thể hiện dự đồ nghệ thuật của văn bản, cho đọc giả biết trướcnội dung văn bản, cách đọc và tiếp nhận văn bản…Xuất phát từ những cơ sở líluận này, có thể khẳng định, việc đặt nhan đề mang tính tự sự không hẳn là sựngẫu nhiên của vô thức sáng tạo mà là sự lựa chọn có chủ đích của nhà thơ họLưu. Dường như, nhà thơ - thông qua việc đặt nhan đề - hướng đến sự phá vỡnhững ranh giới của thể loại nhằm mở rộng biên độ của thi phẩm. Đối với nhàthơ, thơ không chỉ là sự tự biểu hiện mà còn trần thuật; không chỉ hướng vào nộitâm mà còn khắc họa những thực tại khách quan của cuộc đời. Mặt khác, nhanđề mang tính tự sự là một tín hiệu thẩm mĩ phản ánh đặc điểm nổi bật của thơLưu Quang Vũ: chất tự sự xen lẫn với chất trữ tình, đắm đuối. Ví như bài thơĐêm đông chí uống rượu với bác Lâm và bác Khánh nói về những cuộc chia taythời loạn. Bài thơ gây ấn tượng bởi đầy ắp những chi tiết kể sự: Gió hú gầm gào qua gạch vỡ Người chết vùi thân dưới hố bom Kẻ sống vật vờ không chốn ở Lang thang trẻ ốm ngủ bên đường Hay: Mọi chuyện thiêng liêng thành nhảm nhí Khắp nơi trí trá lọc lừa nhau (…) Tối đen thành phố đêm lưu lạc Máy bay giặc rít ở trên đầu khiến cho tác phẩm không chỉ là lời giãi bày, thổ lộ tâm trạng buồn, thương,nghẹn ngào khi tiễn biệt bạn mà hơn thế nữa, khắc họa một cách chân thực tìnhcảnh “nước Việt đói nghèo thân cơ cực/ Đất hẹp trụi trần vạn khổ đau”. Lòngthương bạn, cũng vì thế, hòa vào niềm thương nhà thương nước khắc khoải, đớnđau của nhà thơ. 2.2. Tự sự trong thơ Lưu Quang Vũ còn được biểu hiện ở sự gia tăng tínhsự kiện trong thơ. Các yếu tố kể sự, do đó, cũng xuất hiện thường trực trong cácsáng tác thơ. Có thể nói, mỗi bài thơ của nhà thơ, dù bắt nguồn từ cảm hứng tìnhyêu hay quê hương, đất nước, vẫn luôn hàm chứa ít nhất một sự kiện trong đó.Song, nếu như trong thơ Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp… có hẳn một câuchuyện có cốt truyện, nhân vật c ...

Tài liệu được xem nhiều: