Khái niệm và nguyên tắc kinh doanh chứng khoán 1.1.1. Khái niệm Kinh doanh chứng khoán là những dịch vụ do tổ chức kinh doanh chứng khoán cung cấp cho khách hàng bao gồm: mua bán chứng khoán, báo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý tài sản, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán. 1.1.2. Các điều kiện kinh doanh chứng khoán Hoạt động kinh doanh chứng khoán dựa trên các nhóm điều kiện chủ yếu: - Nhóm nguyên tắc tài chính + Có năng lực tài chính (có đủ vốn theo quy định của pháp luật,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh doanh chứng khoán_ Chương 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
1.1. Khái niệm và nguyên tắc kinh doanh chứng khoán
1.1.1. Khái niệm
Kinh doanh chứng khoán là những dịch vụ do tổ chức kinh doanh chứng khoán cung cấp cho
khách hàng bao gồm: mua bán chứng khoán, báo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý tài sản, tư vấn
tài chính và đầu tư chứng khoán.
1.1.2. Các điều kiện kinh doanh chứng khoán
Hoạt động kinh doanh chứng khoán dựa trên các nhóm điều kiện chủ yếu:
- Nhóm nguyên tắc tài chính
+ Có năng lực tài chính (có đủ vốn theo quy định của pháp luật, cơ cấu vốn hợp lý), đảm bảo
nguồn tài chính trong cam kết với khách hàng và đủ năng lực tài chính để giải quyết những rủi ro có
thể phát sinh trong quá trình kinh doanh.
+ Cơ cấu tài chính hợp lý, có khả năng thanh khoản và có chất lượng tốt để thực hiện kinh
doanh với hiệu quả cao.
+ Thực hiện chế độ tài chính theo quy định của nhà nước (thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà
nước, tuân thủ các quy định về tài chính theo pháp luật và thực hiện báo cáo tài chính đầy đủ trung
thực)
+ Phải tách bạch tài sản của mình và tài sản của khách hàng. Không được dùng vốn, tài sản
của khách hàng để làm nguồn tài chính phục vụ kinh doanh của công ty.
- Nhóm điều kiện về đạo đức
+ chủ thể kinh doanh chứng khoán phải hoạt động theo đúng pháp luật, chấp hành nghiêm các
quy chế, tiêu chuẩn hành nghề liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán.
+ Có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc.
+ Giao dịch trung thực, công bằng, vì lợi ích của khách hàng, đặt lợi ích của khách hàng lên
trên lợi ích của công ty. Trong trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích của công ty và lợi ích của khách
hàng phải ưu tiên lợi ích của khách hàng.
+ Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết cho khách hàng, bảo vệ tài sản của khách
hàng, bí mật các thông tin về tài khoản của khách hàng trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn
bản hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
+ Không đựơc sử dụng các lợi thế của mình làm tổn hại đến khách hàng và ảnh hưởng xấu
đến hoạt động chung của thị trường, không được thực hiện các hoạt động có thể làm khách hàng và
công chúng hiểu nhầm về giá cả, giá trị và bản chất của chứng khoán.
+ Không được làm các công việc có cam kết nhận hay trả những khoản thù lao ngoài khoản
thu nhập thông thường.
1.2. Các chủ thể kinh doanh chứng khoán
1
1.2.1. Công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán với mục
đích tìm kiếm lợi nhuận.
Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình tổ chức của công ty chứng khoán: mô hình công ty
đa năng và mô hình công ty chuyên doanh.
Thứ nhất: Theo mô hình công ty đa năng, công ty chứng khoán là một bộ phận cấu thành của
ngân hàng thương mại. hay nói cách khác. Ngân hàng thương mại kinh doanh trên cả hai lĩnh vực là
tiền tệ và chứng khoán.
Thông thường theo mô hình này, NHTM cung ứng các dịch vụ tài chính rất đa dạng và phong
phú liên quan đến kinh doanh tiền tệ, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động kinh doanh khác trong
lĩnh vực tài chính.
Mô hình này có ưu điểm và hạn chế sau:
* Ưu điểm
- NHTM kinh doanh nhiều lĩnh vực nên có thể giảm bớt được rủi ro hoạt động kinh doanh
chung, có khả năng chịu được các biến động lớn trên thị trường chứng khoán.
- NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tiền tệ có lịch sử lâu đời, có thế mạnh
về tài chính và chuyên môn trong lĩnh vực tài chính. Do đó cho phép các NHTM tham gia kinh doanh
chứng khoán sẽ tận dụng đựơc thế mạnh của ngân hàng, tạo động lực cho sự phát triển của thị trường
chứng khoán.
* Hạn chế
- Do thế mạnh về tài chính, chuyên môn, nên NHTM tham gia kinh doanh chứng khoán có thể
gây lũng đoạn thị trường, trong trường hợp quản lý nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và quản trị điều
hành thị trường còn yếu.
- Do tham gia nhiều lĩnh vực sẽ làm giảm tính chuyên môn hoá, khả năng thích ứng và linh
hoạt kém.
- Trong trường hợp thị trường chứng khoán có nhiều rủi ro. Ngân hàng có xu hướng bảo thủ
rút khỏi thị trường chứng khoán để tập trung kinh doanh tiền tệ.
Thứ hai: Mô hình công ty chuyên doanh: Theo mô hình này, kinh doanh chứng khoán do các
công ty chứng khoán độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận.
Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình đa năng: giảm rủi ro cho hệ thống ngân
hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán kinh doanh chuyên môn hoá, thúc đẩy sự phát triển
thị trường chứng khoán.
Ngày nay với sự phát triển của thị trương chứng khoán, để tận dụng thế mạnh của lĩnh vưc
tiền tệ và chứng khoán, bằng cách cho phép hình thành mô hình công ty đa năng một phần – các
NHTM thành lập công ty con để chuyên kinh doanh chứng khoán.
2
1.2.2. Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư
a. Quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là tổ chức hoạt động theo phương thức huy động vốn thông qua phát hành cổ
phiếu hoặc chứng chỉ của quỹ, để đầu tư vào chứng khoán và các loại tài sản tài chính khác với mục
đích làm tăng giá trị tài sản của quỹ.
Thông thường các chủ thể tham gia vào hoạt động của quỹ bao gồm:
+ Công ty quản lý quỹ: thực hiện quản lý quỹ đầu tư đảm bảo phù hợp với điều kiện quỹ và
làm tăng tài sản của quỹ.
+ Tổ chức quản lý tài sản của quỹ: thực hiện bảo đảm, lưu ký chứng khoán, các hợp đồng kinh
tế, các chứng từ có liên quan đến tài sản quỹ.
+ Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động của quỹ: tuỳ mô hình quỹ mà tổ chức này thường do
ngân hàng hoặc Hội đồng quản trị của quỹ thực hiện với chức năng chủ yếu là kiểm tra, kiểm soát hoạt
động của quỹ và công ty quản lý quỹ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư.
+ Tổ chức kiểm toán đ ...