Danh mục

KINH DOANH NÔNG NGHIỆP- PHÂN TÍCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 372.69 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1.Mục đích, yêu cầu và đặc điểm của phân tích kinh doanh nông nghiệp 1.1. Mục đích của phân tích kinh doanh nông nghiệp Phân tích kinh doanh nông nghiệp nhằm các mục đích chủ yếu sau: - Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và tìm ra nguyên nhân của nó. - Giúp cho doanh nghiệp phát hiện những khả năng tiềm tàng, những nguồn lực sản xuất chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả để có biện pháp tổ chức sản xuất và quản lý tốt. Để thực hiện mục đích trên, phân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH DOANH NÔNG NGHIỆP- PHÂN TÍCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 1.Mục đích, yêu cầu và đặc điểm của phân tích kinh doanh nông nghiệp 1.1. Mục đích của phân tích kinh doanh nông nghiệp Phân tích kinh doanh nông nghiệp nhằm các mục đích chủ yếu sau: - Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và tìm ra nguyên nhân của nó. - Giúp cho doanh nghiệp phát hiện những khả năng tiềm tàng, những nguồn lực sản xuất chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả để có biện pháp tổ chức sản xuất và quản lý tốt. Để thực hiện mục đích trên, phân tích kinh doanh có các nhiệm vụ sau: - Đánh giá toàn diện tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất - kỹ thuật – tài chính và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. - Đánh giá tình hình sản xuất và hiệu quả kinh doanh các nông sản phẩm và dịch vụ, tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất (như ruộng đất, lao động, vật tư kỹ thuật, tiền vốn.v.v…). - Đánh giá việc xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất, việc chuyển giao công nghệ mới trong công nghiệp. - Phát hiện những tiềm năng và nguồn lực sản xuất chưa được khai thác và sử dụng và đề xuất các biện pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và nguồn lực đó. 1.2. Yêu cầu của phân tích kinh doanh nông nghiệp Phân tích kinh doanh nông nghiệp phải được tiến hàng toàn diện, sâu sắc, từ khâu sản xuất đến khâu tổ chức chỉ đạo thực hiện vad sử dụng các công cụ quản lý, từ khâu cung cấp vật tư đến quá trình sản xuất, tiêu thj sản phẩm, từ việc sử dụng các yế tố sản xuất kinh doanh đến hiệu quả sản xuất từng sản phẩm và dịch vụ. Không chỉ phân tích kết quả cuối cùng mà phải phân tích ngay từ đầu và phải được tiến hnàh thường xuyên, có nề nếp và phải được quán triệt thống nhất từ bộ máy quản lý kinh doanh tới các đơn vị snả xuất và người lao động. Phải phát huy tính quần chúng trong phân tích kinh doanh. 1.3. Đặc điểm của phân tích kinh doanh nông nghiệp Phân tích kinh doanh nông nghiệp phải chú ý đầy đủ đến công nghệ sinh học, đến nền công nghiệp hàng hóa và đến các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Các đối tượng kinh tế thuộc đối tượng phân tích kinh doanh nông nghiệp thường xuyên biến đổi như sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Nhiều bộ phận, nhiều quá trình sản xuất xen kẽ với nhau, tác đọng qua lại lẫn nhau, xảy ra ở nhiều thời điểm và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên khi phân tích phải gắn với thời gian nhất định, phải xem xét trên nhiều góc độ khác nhau. Những đặc điểm trên có ảnh hưởng lớn đến kêt quả phân tích. Nếu không chú ý đầy đủ các đặc điểm đó thì kết quả phân tích chỉ mang tính chung chung, hình thức, thiếu chiều sâu, thiếu cụ thể, làm giảm tác dụng của phân tích kinh doanh. 2. Phương pháp và nội dung phân tích kinh doanh nông nghiệp 2.1. Phương pháp phân tích kinh doanh Có rất nhiều phương pháp phân tích kinh doanh. Tùy thuộc vào nội dung và đối tượng phân tích có thể lựa chọn và áp dụng một trong các phương pháp cụ thể sau: - Phương pháp chi tiết hóa: Đây là phương pháp phân tích cụ thể các mặt khác nhau của đối tượng phân tích nhằm bảo đảm chiều sâu, tính toàn diện của vấn đề nghiên cứu. Phương pháp chi tiết hóa gồm: chi tiêu hóa theo địa điểm, theo thời gian và chi tiết hóa theo bộ phận. - Phương pháp so sánh tổng hợp: So sánh để đối chiếu kết quả của các hiện tượng kinh tế ở nhiều góc độ. Tổng hợp cho phép tìm hiểu các nhân tổ trong sự tổng hợp phức tạp và xác định được các nhân tố cơ bản, nhân tố quyết định ảnh hưởng đến hiện tượng kinh tế. - Phương pháp phân tích cận biên là phương pháp phân tích để tìm ra những quyết định tối ửutong mối quan hệ của các yếu tố sản xuất. Mục đích kinh doanh của bất kỳ cơ sở kinh doanh nông nghiệp nào đều là tối đa hóa lợi nhuận. Quy tắc tối đa hóa lợi nhuận là cơ sở kinh doanh sẽ tăng sản lượng cho tới chừng nào mà doanh thu cận biên (MR) còn vượt chi phí cận biên (MC). Chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Doanh thu cận biên (MR) là doanh thu tăng thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm. Cơ sở kinh doanh nông nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận tối đa ở mức sản lượng mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên. Khi lựa chọn sử dụng các yếu tố đầu vào các cơ sở kinh doanh nông nghiệp phải tuân theo nguyên tắc là chỉ sử dụng thêm yếu tố đầu vào khi sản phẩm doanh thu cận biên (MRP) của yếu tố đó lớn hơn hoặc bằng chi phí cận biên MC của việc sử dụng yếu tố đầu vào đó là hiệu quả sẽ đạt tối đa khi MRP = MC của yếu tố đầu vào. Ngoài các phương pháp trên còn một số phương pháp khác như phương pháp phân tổ, phương pháp thay thế liên hoàn v.v…Tùy theo mục đích, đối tượng và hiện tượng kinh tế cần phân tích để lựa chọn phươnh pháp nào là chủ yếu, phương pháp nào là phụ trợ hoặc bổ sung. 2. 2. Nội dung phân tích kinh doanh nông nghiệp Phân tích kinh doanh nông nghiệp có các nội dung cụ thể sau: - Phân tích khả năng tài chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. - Phân tích công tác quản lý cơ sở kinh doanh nông nghiệp. - Phân tích tình hình xác định và lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh. - Phân tích chiến lược và kế hoạch kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. - Phân tích công nghệ kết hợp các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra. - Phân tích tình hình phát triển sản xuất kinh doanh từng sản phẩm và dịch vụ. - Phân tích thị trường và tình hình tiêu thụ sản phẩm. - Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh nông nghiệp. Phân tích kinh doanh nông nghiệp thường dùng các chỉ tiêu số lượng và chất lượng, chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối, chỉ tiêu kết quả và hiệu quả, chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu bình quân, chỉ tiêu toàn bộ và chỉ tiêu bộ phận v.v… Mỗi loại chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế và tác dụng riêng của nó. Tùy theo mục đích của phân tích mà lựa chọn chỉ tiêu phân tích cho phù hợp. các chỉ tiêu này được tính toán, xử lý và đưa vào biểu để phân tích. K ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: