Danh mục

KINH DOANH NÔNG NGHIỆP- THUẾ

Số trang: 76      Loại file: pdf      Dung lượng: 670.45 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 23,000 VND Tải xuống file đầy đủ (76 trang) 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Khái Niệm Thuế, Bản Chất Thuế, Các Hình Thức Của Thuế 1.1 . Khái niệm Thuế ra đời với những đặc trưng cơ bản như đã trình bày ở phần trên. Nhưng thuế là gì? Học thuyết về thuế là một bộ phận cấu thành quan trọng của khoa học về tài chính. Học thuyết này nghiên cứu về các quan hệ sản xuất trong sự tác động hỗ tương với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Sự đa dạng của quan hệ sản xuất - đã làm cho một số quan hệ phân phối tách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH DOANH NÔNG NGHIỆP- THUẾ CHƯƠNG 5: THUẾ 1. Khái Niệm Thuế, Bản Chất Thuế, Các Hình Thức Của Thuế 1.1 . Khái niệm Thuế ra đời với những đặc trưng cơ bản như đã trình bày ở phầntrên. Nhưng thuế là gì? Học thuyết về thuế là một bộ phận cấu thànhquan trọng của khoa học về tài chính. Học thuyết này nghiên cứu về cácquan hệ sản xuất trong sự tác động hỗ tương với lực lượng sản xuất vàkiến trúc thượng tầng. Sự đa dạng của quan hệ sản xuất - đã làm cho mộtsố quan hệ phân phối tách ra thành các quan hệ tài chính và từ đó hìnhthành nên những mối quan hệ phân phối mang hình thức thuế có tínhđộc lập tương đối. Mặc dù còn tồn tại một số bất đồng, song hầu hết các nhà kinh tếđều thống nhất rằng: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thểnhân và pháp nhân, được Nhà nước qui định thông qua hệ thống phápluật nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. Ngoài ra còn có một khái niệm thuế được OECD đưa ra: “Thuậtngữ thuế được giới hạn trong khuôn khổ các khoản thanh toán có tínhchất cưỡng chế, không có tính chất bồi hoàn lại cho chính phủ”. 1.2 . Bản chất của thuế: Từ nguồn gốc ra đời và khái niệm của thuế, rõ ràng thuế có bảnchất kinh tế - chính trị - xã hội rất sâu sắc. Bản chất kinh tế của thuế thể hiện trước hết thuế là một phần thunhập của xã hội được tập trung để phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhànước. Kinh tế là cơ sở của thuế, thuế gắn chặt chẽ với sản xuất, kinhdoanh và kiểm soát thu nhập của mọi tổ chức và cá nhân để động viênvà điều hòa thu nhập, điều tiết kinh tế (điều tiết sản xuất và tiêu dùng).Nguồn thu từ thuế cho ngân sách Nhà nước chhỉ có thể tăng nhiều vànhanh trên cơ sở nền kinh tế được phát triển và đạt hiệu quả cao. Ngượclại, qua thu thuế phải góp phần kích thích sản xuất kinh doanh phát triển,thúc đẩy thực hành tiết kiệm về mọi mặt trong sản xuất và tiêu dùng mộtcách hợp lý để tạo nguồn thu thuế ngày càng lớn hơn. Chính vì vậy nếuNhà nước tăng mức động viên thuế quá cao chỉ nhằm mục đích đơnthuần tăng thu ngân sách để đáp ứng yêu cầu chi tiêu của Nhà nước màbỏ qua yêu cầu bảo đảm sự tăng trưởng về kinh tế thì thường là gặp thấtbại, dễ dẫn đến hậu quả xấu về nhiều mặt.Tính chất thứ hai là tính cưỡng chế của thuế. Nó trở thành một phạm trùđộc đáo và có nét riêng. Tính cưỡng chế được thể hiện thông qua cácđiều khoản pháp luật. Thuế không thể xây dựng trên và dung hòa với tưtưởng tự nguyện; khoản thuế thu được không thể trông chờ vào thiện chíhay nhiệt tình của dân chúng đối với Nhà nước. Thuế thể hiện ý chí toàndân chứ không riêng ai cả. Đặc tính thứ ba của thuế là không có đối giá trực tiếp. Nộp thuếcho Nhà nước không giống chi tiền mua một sản phẩm hay dịch vụ nàođó để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng riêng tư. Nộp thuế là một nghĩa vụkhông thể thoái thác và khối lượng các lợi ích mà người nộp thuế nhậnđược từ Nhà nước không liên quan gì đến khối lượng thuế đã chi trả, thìviệc trả tiền để nhận được một món hàng hoàn toàn mang tính chất tựnguyện và thường có sự tương xứng về mặt giá trị. Sự khác biệt giữathuế và giá cả của hàng hóa - theo Ricahrd Goode và Luc de Wulf, haichuyên gia của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - thì “Những khác biệt củathuế và giá rất quan trọng và chúng khác biệt đến độ thuế thường đượcxem như là nặng nề hơn là giá cho dù người nộp thuế có tán thành cácchi tiêu của Nhà nước, anh ta có thể không nhận thức được mối quan hệtrực tiếp nào giữa số lượng thuế đã nộp và lợi ích cá nhân nhận được từcác hoạt động chung của Nhà nước. Mặt khác, các người tiêu dùng tuycó phàn nàn về giá cả tăng cao nhưng lại nhận thức được một cái gì đómình mong muốn. Nhưng cũng cần lưu ý là mặc dù không đối giá trựctiếp nhưng mọi khoản thuế dân chúng đã nộp sẽ quay lại với họ bằngnhiều con đường khác nhau thông qua chi tiêu từ ngân sách Nhà nước. Đặc tính thứ tư của thuế là dùng vào chi tiêu công cộng. Đặc tínhnày giảm nhẹ ý niệm cưỡng bách của thuế. Ngày nay, quyền lực côngcộng đã thuộc về toàn thể dân chúng, bộ máy Nhà nước do dân chúngđiều khiển, còn Nhà nước dân chủ theo nghĩa nào và ở mức độ nào, thì ởđây không bàn đến, nên việc nộp thuế và sử dụng tiền thu từ thuế cũngdo dân chúng quyết định. Ngoài một phần cung cấp cho quản lý hànhchánh, đại bộ phận thuế thu được chuyển giao lại cho người dân khi Nhànước chi ngân sách cho văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, giáo dục, ytế, bảo trợ xã hội, cho các chương trình nghiên cứu khoa học, chống ônhiễm môi truờng, chống tệ nạn xã hội.Đặc tính thứ năm của thuế là vĩnh viễn. Nộp thuế cho Nhà nước khônggiống cho Nhà nước vay, nên không thể đòi lợi tức và vốn đáo hạn.Chúng ta biết rằng thuế dùng tài trợ công chi, mà phần lớn công chi lànhững khoản cấp phát, cho không. Trên ý nghĩa đó, đóng thuế cho chínhphủ là san sẻ một phần gánh nặng công chi. Xét về bản chất, thuế là một hình thức tái phân phối thu nhập xãhội do các doanh nghiệp và dân chúng sáng tạo, hình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: