Danh mục

Kinh doanh quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 370.52 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung "Kinh doanh quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả" làm rõ tầm quan trọng và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh quốc tế của Việt Nam, đồng thời đưa ra một số kiến nghị góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh doanh quốc tế tại Việt Nam – Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả KINH DOANH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ Ths. Trần Linh Huân Lê Thị Châu Giang Khoa Luật Thương Mại, Trường Đại Học Luật Tp.Hcm Tóm tắt Kinh doanh quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc mở cửa đổi mới, phát triển kinh tế đất nước, phá bỏ sự biệt lập, mở đường cho sự phát triển bền vững, lâu dài cho quốc gia, các nước trong khu vực và toàn cầu, đồng thời góp phần thúc đẩy tình hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh này, việc tham gia các tổ chức thương mại, ký kết các điều ước quốc tế đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu kinh tế ấn tượng và mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển trong tương lai. Xuất phát từ mục tiêu đó, bài viết tập trung làm rõ tầm quan trọng và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh quốc tế của Việt Nam, đồng thời đưa ra một số kiến nghị góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế phát triển. Từ khóa: Kinh doanh quốc tế, thực trạng, giải pháp, nâng cao hiệu quả. Đặt vấn đề Kinh doanh quốc tế - xu hướng tất yếu làm thay đổi toàn bộ cục diện thế giới hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập quốc tế của các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, kinh doanh quốc tế được Đảng và Nhà nước quan tâm, đề cập đến trong các chủ trương của Đảng và được xác định là mục tiêu hàng đầu để phát triển kinh tế quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên toàn cầu. Về mặt bản chất, kinh doanh quốc tế là một hình thức phát triển giúp quốc gia thực hiện tiến trình hội nhập quốc tế. Hiện nay, dưới sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học và công nghệ, quá trình kinh doanh quốc tế diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn, linh động hơn để thích nghi với sự biến động không ngừng của bối cảnh mới. Với hoạt động kinh doanh quốc tế, nền kinh tế quốc dân sẽ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia được cải thiện bằng cách quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau qua việc tạo điều kiện để cùng nhau hợp tác, đa dạng thị trường kinh doanh, thu hút 82 nhân tài, ... Đây là một hoạt động kinh doanh, một hình thức ngoại giao quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia. Con người muốn phát triển thì phải gắn bó với xã hội, cũng như vậy, một quốc gia muốn phát triển thì phải liên kết với các quốc gia khác. Chính vì thế, để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh quốc tế, chúng ta cần phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, từ đó nắm bắt các cơ hội kịp thời, tìm ra những khó khăn, thử thách đang gặp phải nhằm đề ra các chiến lược cụ thể để phát triển, khắc phục những bất cập. Có như thế, đất nước mới phát triển mạnh mẽ, phồn vinh, đồng thời góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh đến con đường văn minh, thịnh vượng. 1. Tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam Kinh doanh (business) như chúng ta vẫn thường hiểu là việc thực hiện các hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức nhằm mục đích sinh lợi. Theo khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Qua định nghĩa này, có thể hiểu nôm na kinh doanh là việc thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động này. Từ định nghĩa “kinh doanh”, chúng ta có thể định nghĩa “kinh doanh quốc tế” như sau: Kinh doanh quốc tế (International business) là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia44, cụ thể hơn, đây là việc ra các quyết định đầu tư trong sản xuất hoặc trao đổi, mua bán, cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi vượt qua biên giới của một quốc gia trên thị trường khu vực và thị trường toàn cầu. Kinh doanh quốc tế tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế như: vận tải quốc tế, xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, hàng hải quốc tế, chuỗi cung ứng quốc tế, ... Khác với các hoạt động kinh doanh trong nước, hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra trên phạm vi quốc tế, hợp tác giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau. Đây là hoạt động kinh doanh mang nhiều rủi ro và trở ngại, chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động và các biến cố có tính môi trường quốc tế như là hệ thống pháp luật của các nước, sự biến động vô chừng của nền kinh tế vĩ mô, sự khác biệt văn hóa- chính trị-xã hội, ... Trong một số trường hợp, hoạt động nà ...

Tài liệu được xem nhiều: