Em đang là sinh viên năm thứ hai trường đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Ở trường, em học thường thường, nhưng em tin là mình có tiềm năng. Bạn bè, mấy anh chị lớn vẫn hay nói, “học thầy không tày học bạn”, nhất là phải học những họa sĩ đang thành công chung quanh mình… Em cũng nghĩ như vậy nên cứ nhìn quanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kính gởi mấy anh chị đã là nghệ sĩ
Kính gởi mấy anh chị đã là nghệ
sĩ
.
Em đang là sinh viên năm thứ hai trường đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí
Minh. Ở trường, em học thường thường, nhưng em tin là mình có tiềm
năng. Bạn bè, mấy anh chị lớn vẫn hay nói, “học thầy không tày học
bạn”, nhất là phải học những họa sĩ đang thành công chung quanh
mình… Em cũng nghĩ như vậy nên cứ nhìn quanh.
Bấy lâu nay, em nghe nói nhiều về họa sĩ Lê Kinh Tài. Có người nói
họa sĩ Lê Kinh Tài là người thành công nhất ở TP. Hồ Chí Minh hiện
nay. Em không biết người ta nói vậy là như thế nào?; Không biết có
phải vì tranh hay thật, hay chỉ vì do triển lãm nhiều, chịu khó đi trại
sáng tác trong, ngoài nước, bán được nhiều tranh, tranh giá cao và hay
được báo chí nhắc tới mà người ta nói vậy? Mấy câu hỏi này ám em
đến bây giờ. Em không biết, nên hiểu thế nào là một họa sĩ thành công.
Nói thật là em đã xem mấy cái triển lãm của họa sĩ này trước đây, có
cái em thích có cái không, có cái thấy đẹp có cái thấy hơi dễ dãi… Tự
trong thâm tâm em không phục lắm, xem tranh em không học hỏi được
gì nhiều, nhưng nghe người ta cứ nói như vậy nên rất hoang mang. Bạn
bè em nhiều người cũng có tâm trạng hoang mang tương tự. Tụi em
đều là những đứa thấp cổ bé họng, ước mơ thì nhiều nhưng vừa nghèo
tri thức vừa thiếu kinh nghiệm, chỉ mong được học hỏi.
Triển lãm Tò he của họa sĩ Lê Kinh Tài lần này ở tận Hà Nội, không
được xem nên em chỉ hóng hớt thông tin trên báo chí, nhiều nhất là trên
Soi. Có nhiều điều khiến em hoang mang quá. Em viết thư này là để
bày tỏ sự hoang mang ngày càng hoang mang thêm của em, và của các
bạn.
.
Dưới đây, em xin nêu ra mấy điều:
Một,
Trước triển lãm, nhiều báo trong nước đã đưa tin, và báo mạng đăng lại
cũng nhiều. Có báo đưa ra cái tít rất lạ: Họa sĩ “4,9 tỉ đồng” mang… tò
he vào triển lãm!. Có thể đây là cách thức PR nhằm thu hút sự chú ý
của số đông và lôi kéo nhiều người đến với triển lãm, nhưng đứng ở
góc độ người làm nghệ thuật thì em thấy kỳ cục quá.
Một là, liệu giá tranh có quan hệ gì với giá trị nghệ thuật hay không?
Việc nhấn mạnh vào giá tranh như vậy, có thể gây cho người đọc, nhất
là những người ít am hiểu về nghệ thuật nhầm lẫn đánh đồng giá trị
thương mại với giá trị nghệ thuật của tranh hay không? Dễ lắm! Mà em
được biết, qua những câu chuyện trong lịch sử và qua nhận định của
các nhà phê bình, tranh giá cao chưa chắc đã là tranh có giá trị nghệ
thuật. Có nhiều lý do khiến tranh có giá. Cũng giống như phở. “Phở
24” hiện đang thành công trên thị trường, nhưng với người sành ăn,
phở ở “Phở 24” chỉ “giống phở thôi!”. Thành công là nhờ vào cách làm
thương hiệu!
Hai là, nói “Họa sĩ 4,9 tỉ đồng” thành một cục thì có vẻ to, nhưng ngồi
tính nhẩm một lát, em thấy giá 4.9 tỉ cho 37 tranh thì cũng chẳng cao,
tính đổ đồng ra tiền Mỹ thì cũng chỉ ở khoảng từ sáu đến bảy nghìn đô
một bức, nếu so với tranh thêu của XQ, nghe nói có bức đến cả trăm
nghìn đô-la, thì rẻ hơn rất nhiều. Tính ra, em thấy nhấn mạnh như vậy
thì tội nghiệp cho họa sĩ quá… Nhưng chung quy, theo em thấy, nói
như vậy thì tội cho người xem nhiều hơn: Lầm! lầm!
.
Hai,
Nhưng em hoang mang nhiều hơn với bài viết Tò he ra Hà Nội của nhà
phê bình nghệ thuật-giám tuyển độc lập Như Huy đăng trên Soi. Có
mấy điều khiến em và các bạn hoang mang:
Một là, đối với tụi sinh viên bọn em, anh Như Huy là người “đã là nghệ
sĩ” và đã thành “nhà”, anh nói gì thì chắc cũng đúng và có trách nhiệm.
Nhưng đọc bài này, em lùng bùng cả đầu óc và nghi ngờ chính mình.
Lùng bùng vì chữ nghĩa khó quá. Tuy đọc đi đọc lại nhiều lần, em phát
hiện ra đây chỉ là do “phong cách cố tình làm khó” thôi, nhưng phải nói
là mệt mỏi. Em không biết đây có phải cũng là một cách thức PR của
những người viết lách hay không? Và, nghi ngờ chính mình, vì những
điều anh Như Huy viết về nghệ thuật của họa sĩ Lê Kinh Tài, khác quá
xa so với những gì mà tụi em từng nghĩ và vài nhà phê bình khác đã
từng viết. Xem tranh họa sĩ Lê Kinh Tài, bao giờ em cũng liên tưởng
đến Jean-Michel Basquiat và Willem De Kooning. Em có cảm tưởng
tranh của họa sĩ Lê Kinh Tài lắp ghép từ hai ông này mà ra, và đó là
loại tranh dùng để nói lên một điều gì đó quằn quại trong gan ruột họa
sĩ. Em đã từng nghe một người xem tranh nước ngoài nói rằng với hình
ảnh đầu người mình thú trợn mắt nhe răng và bút pháp mạnh mẽ trông
rất thân phận…! Làm sao tranh Lê Kinh Tài lại có thể “muốn qua đó
đưa ra một ẩn dụ cho công việc hoạ sĩ của mình – một ẩn dụ mà qua
đó, các tác phẩm nghệ thuật và người nghệ sĩ được tham chiếu tới công
việc và sản phẩm của một nghệ nhân dân gian, tức người không hề
đứng biệt lập trước cuộc đời, mà trái lại, đi vào cuộc đời, và bằng tài
năng cùng sự sáng tạo của mình, đem lại niềm vui, trí tưởng tượng và
niềm say mê cho chính cuộc đời.”?; Làm sao lại có thể “và sau nữa,
quan trọng hơn cả, là chính các niềm hân hoan mà những tác phẩm ấy
đem lại cho họ.”? Em tưởng, tranh Lê Kinh Tài phải là thứ mang lại ưu
tư bằng “sự cười cợt củ ...