Danh mục

Kinh nghiệm áp dụng quy tắc quản trị công ty của oecd trong doanh nghiệp nhà nước - Bài học rút ra cho Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 461.22 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết xem xét 07 nguyên tắc quản trị công ty đối với doanh nghiệp nhà nước của OECD được áp dụng ở các nước và rút ra bài học cho Việt Nam trong bối cảnh mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm áp dụng quy tắc quản trị công ty của oecd trong doanh nghiệp nhà nước - Bài học rút ra cho Việt Nam HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 131KINH NGHIỆM ÁP DỤNG QUY TẮC QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA OECD TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM Phạm Thị Tường Vân* TÓM TẮT: Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đóng vai trò quan trọng của hầu hết các nền kinh tế, bao gồm ở các quốc gia có nền kinh tế tiên tiến. DNNN phổ biến nhất trong các lĩnh vực chiến lược như năng lượng, khoáng sản, cơ sở hạ tầng, các tiện ích khác và dịch vụ tài chính (ở một số quốc gia). Sự hiện diện của DNNN trong nền kinh tế toàn cầu đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngày nay, DNNN chiếm hơn 1/5 DN lớn nhất thế giới so với trước đây 10 năm1 . Điều này có nghĩa là các tiêu chuẩn cao về ** quản trị công ty (QTCT) của DNNN là rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định tài chính và duy trì tăng trưởng toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Do đó, việc áp dụng các Quy tắc QTCT của OECD đối với khu vực DNNN ở các quốc gia là cần thiết. Tuy nhiên mức độ áp dụng bộ Quy tắc này được vận dụng linh hoạt ở mỗi quốc gia phù hợp với mục tiêu và tình hình thực tiễn của mỗi quốc gia đó. Bài viết đi xem xét 07 nguyên tắc QTCT đối với DNNN của OECD được áp dụng ở các nước và rút ra bài học cho Việt Nam trong bối cảnh mới. Từ khóa: doanh nghiệp nhà nước, quản trị công ty, OECD1. NGUYÊN TẮC 01- LÝ DO CHO VIỆC NHÀ NƯỚC ĐÓNG VAI TRÒ CHỦ SỞ HỮU: Chính sách về sở hữu cung cấp cho DNNN, thị trường và công chúng nói chung hiểu rõ cácmục tiêu và ưu tiên chung của nhà nước với tư cách là chủ sở hữu. Chính sách sở hữu lý tưởng nênlà một tài liệu chính sách ngắn gọn, phác thảo các lý do vì sao Nhà nước phải xác định quyền sởhữu trong DNNN, để cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách chính phủ thể hiện hợp lý quyền sởhữu DNNN của họ; các mục tiêu được đưa ra để minh chứng cho mức độ về quyền sở hữu của Nhànước thường được áp dụng trong các tình huống thành lập hoặc giải thể các DNNN. Theo đó, mỗi Chính phủ có cách tiếp cận khác nhau để thể hiện lý do sở hữu DNNN của họ.Một số quốc gia có thể đưa ra các lý do về quyền sở hữu rõ ràng, chủ yếu ở các nước Châu Âu, vàthường áp dụng với các danh mục DNNN lớn (trung bình hơn 100 DNNN) hoạt động trong lĩnhvực vận tải, tài chính, cung cấp các dịch vụ thiết yếu,... Chính sách sở hữu ở các nước này được quyđịnh theo các phương thức khác nhau, gồm ban hành quy định pháp lý cụ thể (Cộng hòa Séc, Đức,Hungary, Hàn Quốc, Ba Lan, Bồ Đào Nha), hoặc dưới dạng Quyết định, Nghị quyết (Chile, PhầnLan, Na Uy, Thụy Sĩ), hoặc thông qua tuyên bố của Chính phủ (Ireland, Hà Lan, Israel), thông quaphương thức kết hợp (Cộng hòa Séc, Hungary, Bồ Đào Nha, Israel).* Viện chính sách và chiến lược, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Email: vanpt.nif@gmail.com1 PWC (2015), State Owned Enterprises Catalysts for public value creation?; Fortuner Global 500 2018 link http://fortune.com/global500/132 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Ở các quốc gia không quy định rõ ràng về mục tiêu sở hữu Nhà nước trong DNNN thì nộidung này được xác định trong khung pháp lý và chính sách tổng thể, bao gồm Luật DN, các chínhsách chuyên ngành (Hy Lạp, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ) hoặc từ các Luật quy định về thành lập DNNN,các điều khoản về DNNN hoặc thỏa thuận giữa DNNN và các cơ quan Nhà nước với vai trò là cổđông (Canada, Ý, Nhật Bản, Tây Ban Nha). Ngoài ra ở một số quốc gia (Bỉ, New Zealand và Anh)không có tiêu chí sở hữu chính thức được tuyên bố. Xét theo địa lý, các quốc gia không tuyênbố mục đích sở hữu của Nhà nước ở các DNNN rất đa dạng, các nước này thường có danh mụcDNNN đầu tư tương đối nhỏ (trung bình 35 DNNN) hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực thiếtyếu, tài chính,... Về mục tiêu của việc nắm quyền sở hữu trong DNNN thường tập trung vào một số loại sau:(1) để thực hiện các vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế và chiến lược quốc gia; (2) Đảm bảo Nhànước tiếp tục sở hữu các DN; (3) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ công (trong trường hợp các khu vựckhác không muốn làm hoặc không thể làm); (4) Thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnhvực độc quyền tự nhiên; (5) Tạo ra hoặc duy trì độc quyền nhà nước, nơi mà các Quy tắc thị trườngđược cho là không khả thi hoặc không hiệu quả. Hình 1: Các mục tiêu được lý giải cho việc sở hữu của nhà nước tại DNNN Nguồn: OECD (2015a) Các mục tiêu này có thể được bổ sung thông qua các mục tiêu chính sách ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: