Danh mục

Kinh nghiệm cho ASEAN và Việt Nam - Nhìn từ sự kiện Anh rời khỏi châu Âu (Brexit) năm 2016

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 438.87 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự kiện cử tri Anh lựa chọn rời khỏi Liên hiệp châu Âu (EU) (Brexit) sau hơn bốn thập niên gắn bó (1973-2016) đã tạo ra một cơn dư chấn địa chính trị và địa kinh tế cho châu Âu. Cũng từ đây, tác động lan tỏa của sự kiện Brexit đã không còn giới hạn trong phạm vi khu vực mà ảnh hưởng đến toàn cầu. Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ những tác động từ sự kiện Brexit đối với EU. Đây là cơ sở quan trọng để góp phần đề xuất một số kinh nghiệm cho ASEAN và Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm cho ASEAN và Việt Nam - Nhìn từ sự kiện Anh rời khỏi châu Âu (Brexit) năm 2016 Brexit và cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn hội nhập KINH NGHIỆM CHO ASEAN VÀ VIỆT NAM NHÌN TỪ SỰ KIỆN ANH RỜI KHỎI CHÂU ÂU (BREXIT) NĂM 2016 ThS. Huỳnh Tâm Sáng Trường Đại học Thủ Dầu Một Sự kiện cử tri Anh lựa chọn rời khỏi Liên hiệp châu Âu (EU) (Brexit) sau hơnbốn thập niên gắn bó (1973-2016) đã tạo ra một cơn dư chấn địa chính trị và địa kinhtế cho châu Âu. Cũng từ đây, tác động lan tỏa của sự kiện Brexit đã không còn giới hạntrong phạm vi khu vực mà ảnh hưởng đến toàn cầu. Trong bài viết này, tác giả tập trunglàm rõ những tác động từ sự kiện Brexit đối với EU. Đây là cơ sở quan trọng để gópphần đề xuất một số kinh nghiệm cho ASEAN và Việt Nam.Từ khóa: Anh, ASEAN, Brexit, địa chính trị, địa kinh tế, tác động, Việt Nam. Cho đến nay, sự kiện Anh rời khỏi EU đã tạo nên mâu thuẫn rất lớn trong lòngđất nước Anh, kéo theo đó là sự chia rẽ đáng kể về nhận thức trong cư dân của nhiềuquốc gia châu Âu. Cụ thể, những người dân ủng hộ Brexit lập luận rằng, các cam kếtquốc tế đã giới hạn phạm vi lợi ích của quốc gia và theo đó hạn chế không gian sinh tồncủa quốc gia. Điều này có nghĩa là, lợi ích quốc gia không thể dung hòa với lợi ích quốctế. Và theo đó, để duy trì và tăng cường lợi ích quốc gia thì việc từ bỏ một số trách nhiệmvà nghĩa vụ quốc tế là cần thiết và có thể cảm thông. Hay nói cách khác, nếu quốc giabuộc phải lựa chọn giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế thì lợi ích quốc gia nên đượcưu tiên. Vấn đề thứ hai là chủ nghĩa hoài nghi châu Âu (Eurosceptism) và tinh thần bàingoại (trước làn sóng nhập cư vào Anh ngày một gia tăng) đã khiến phần lớn người Anhlựa chọn giải pháp “tự thân” (self-help) để chủ động tìm kiếm các phương thức xử lýkhủng hoảng và phát triển đất nước thay vì tìm kiếm lợi ích kinh tế và thịnh vượng trongEU. Như vậy, kể từ khi gia nhập EU (1973) cho đến khi rời khỏi (2016), đại đa số ngườidân Anh luôn đứng trước tình thế lưỡng nan (dilemma) trong việc xác định rõ “động lựcvà lợi ích” của việc gia nhập EU. Đặc biệt là khi các thành viên còn lại trong EU vẫnchưa mang đến cho Anh một niềm tin trọn vẹn rằng quốc gia này thật sự có vai trò vàtiếng nói trong EU. Trong khi đó, những người không tán đồng Brexit tin rằng lợi ích quốc gia chỉcó thể đạt được và phát huy tối đa khi được đặt trong lợi ích quốc tế. Quốc gia khôngthể tách biệt trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Tâm lý đặt an ninh và thịnh vượngcủa quốc gia trong một tổ chức lớn của khu vực – có khả năng đại diện cho tiếng nói vàlợi ích của quốc gia mình là cơ sở quan trọng để những người cổ súy cho việc Anh khôngTrường Đại học Văn Hiến Trang 58 Brexit và cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn hội nhậpthể thịnh vượng nếu độc lập với EU. Việc Anh đứng độc lập sẽ khiến Anh phải loayhoay định vị bản sắc và vị thế của mình trong bối cảnh các cường quốc châu Âu đều đãgia nhập EU. Những ưu đãi mà Anh được hưởng khi là thành viên của EU trước đâycũng sẽ mất đi cùng với lựa chọn rời EU vào tháng 6/2016. Những người phản đối Brexittin rằng Brexit sẽ kéo theo nhiều nhân tố bất ổn và khó dự đoán cho tương lai của Anh.Và trong nhiều nhân tố đó, những nhân tố tiêu cực nhìn chung là chiếm đa số và khógiải quyết hơn cả. Về cơ bản, sự kiện Brexit tạo ra hai sự đảo lộn có ý nghĩa khu vực và toàn cầu.Trong đó, sự đảo lộn địa chính trị thường dễ quan sát hơn sự đảo lộn về địa kinh tế. Tuyvậy, cả biến động địa chính trị và địa kinh tế đều có quan hệ tương hỗ. Về sự đảo lộn địa chính trị, sự kiện Brexit đã cho thấy sự chia rẽ giữa các quốcgia EU về nhận thức xung quanh chủ nghĩa khu vực (regionalism). Vào cuối những năm50, cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) – tiền thân của EU đã được thành lập với một ýnghĩa nào đó là sự thể nghiệm cho quá trình khu vực hóa. Với những nền tảng chung vềvăn hóa, sự gần gũi về đặc tính nhà nước,… EEC được kỳ vọng sẽ là mẫu mực của khuvực hóa và sẽ cung cấp nhiều bài học về hợp tác và phát triển cho các châu lục khác.Với sự “quay lưng” của Anh, những hoài nghi về mức độ hiệu quả và những dấu hiệutan rã của chủ nghĩa khu vực châu Âu cũng bắt đầu lan rộng. Kéo theo đó là dấu hiệucủa chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi có nguy cơ làm tan rã tính liên kết của EU. Trước sự kiện Brexit, một số quốc gia kỳ vọng Anh đóng vai trò lớn hơn trongmột tổ chức nòng cốt tại khu vực trong khi những quốc gia còn lại vẫn hoài nghi về tráchnhiệm của Anh trong EU. Sự kiện Brexit đã tạo nên tuyến phân thủy (watershed) trongnhận thức của các quốc gia. Cụ thể là câu hỏi có nên ở lại EU sẽ là trọng tâm trong nhậnthức của người dân nhiều quốc gia EU. Theo đó, các chính phủ cũng phải có sự chuyểnhướng trong chính sách để vừa duy trì lợi ích quốc gia song song với đảm bảo khả năngphát triển trong bối cảnh hậu Brexit. Đáng chú ý là sự kiện Brexit diễn ra sau hàng loạt các khủng hoảng địa chính trịở châu Âu. Sự kiện bán đảo Crimea được sáp nhập vào Nga (2014) và sau là cuộc khủnghoảng di cư (2015) đã khiến sự kiện Brexit (2016) càng tồi tệ hơn. Hàng loạt các sự kiệnnày đã cho thấy EU vẫn chưa thật sự mạnh mẽ và đầu tư tốt cho công tác xử lý khủnghoảng. Từ góc nhìn thực tiễn mà xét, xu hướng “ly tâm” đang có khuynh hướng trởthành làn sóng chủ đạo trong khu vực. Nếu EU không có sự điều chỉnh mang tính “cáchmạng” thì hệ quả là nhiều quốc gia cũng có khả năng trưng cầu dân ý để đi theo conđường Brexit.Trường Đại học Văn Hiến Trang 59 Brexit và cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn hội nhập Về sự đảo lộn địa kinh tế, trước tiên là sức hấp dẫn về kinh tế của EU đã ngàycàng suy giảm. Trong nhiều năm qua, đặc ...

Tài liệu được xem nhiều: