![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Kinh nghiệm chống nóng cho lợn
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 116.71 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thời tiết nắng nóng trên 35 độ C ảnh hưởng không tốt tới việc tăng trọng và khả năng đề kháng của lợn. Xin giới thiệu kinh nghiệm chống nóng cho lợn. Thiết kế chuồng trại: Cần làm chuồng cao ráo, sạch sẽ, hướng Đông Nam, mái nên lợp ngói mũi, mái chồng để lưu thông không khí tốt hơn. Mái hiên cách mặt đất ít nhất 2m, có hệ thống cửa sổ và quạt thông gió, dọn dẹp chuồng sạch sẽ để giảm sức nóng do phân bốc lên. Chăm sóc: Cần tắm cho lợn 1- 2 lần trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm chống nóng cho lợn Kinh nghiệm chống nóng cho lợn Thời tiết nắng nóng trên 35 độ C ảnh hưởng không tốt tới việc tăng trọng và khả năng đề kháng của lợn. Xin giới thiệu kinh nghiệm chống nóng cho lợn. Thiết kế chuồng trại: Cần làm chuồng cao ráo, sạch sẽ, hướng Đông Nam, mái nên lợp ngói mũi, mái chồng để lưu thông không khí tốt hơn. Mái hiên cách mặt đất ít nhất 2m, có hệ thống cửa sổ và quạt thông gió, dọn dẹp chuồng sạch sẽ để giảm sức nóng do phân bốc lên. Chăm sóc: Cần tắm cho lợn 1- 2 lần trong ngày nóng. Cho uống đủ nước sạch, mát bằng vòi có van tự động, bổ sung thêm muối ăn (0,1- 0,3g/kg thể trọng/ngày) hoặc chất điện giải và B.Complex giàu vitamin C như: Unilyte Vit-C, cho vào thức ăn hay nước uống để giải nhiệt. Cho ăn thêm rau xanh, thức ăn tự chế (tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, rau xanh, củ quả ủ chua) hay thức ăn tổng hợp đảm bảo dinh dưỡng; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng các bệnh như: tả, tụ, dấu, lở mồm long móng, tai xanh... nhằm tăng khả năng đề kháng của cơ thể chống lại vi sinh vật xâm nhập gây bệnh. Thường xuyên phun thuốc khử trùng định kỳ bằng các loại thuốc khử trùng mới có hiệu quả cao với vi sinh vật gây bệnh như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid. Dùng thuốc thú y tiêu diệt các động vật ký sinh ở trong và ngoài cơ thể lợn như: giun, sán, ve, rận... Tránh vận chuyển lợn trong thời điểm nắng nóng cao trong ngày (từ 11- 15 giờ). Giảm mật độ nuôi trong những ngày có nhiệt độ cao. Nguyễn Văn Duy - Kinh tế nông thôn, 15/06/2009 Không dội nước lạnh giảm nóng cho heo Vào mùa hè nhiệt độ thường rất cao, heo thường hay có hiện tượng thở dốc. Có những hộ nuôi heo vì quá lo sợ heo bị nóng quá mà sinh bệnh nên đã dùng nước lạnh để dội cho heo với mong muốn sẽ giảm nóng cho heo, tuy nhiên họ không biết một điều rằng làm như vậy “lợi bất cập hại”. Hiện tượng heo thở dốc như vậy là do nó bài tiết mồ hôi không kịp, cơ thể quá nóng không thoát được hết nhiệt ra ngoài tạo nên. Nếu như trong lúc này lại dội nước lạnh cho heo, do nhận được kích thích quá mạnh vì nước lạnh, các lỗ chân lông trên toàn thân heo sẽ thu nhỏ lại, sự thoát nhiệt ra ngoài càng bị cản trở, nhiệt độ trong cơ thể con vật vì thế mà tăng cao đột ngột, theo đó nhẹ thì heo sẽ bị sốt cao, viêm phổi, còn nếu nặng sẽ làm con vật bị tử vong. Chính vì thế, về mùa hè nhất định không được áp dụng cách dội nước lạnh lên mình heo để giảm nhiệt cho heo. Nếu như thời tiết quá nóng, thực sự phải giảm làm nhiệt độ cho heo thì có thể nhốt heo ở nơi thông thoáng, mát mẻ, sau đó rắc lên bề mặt nơi nhốt heo một ít nước lạnh (tốt nhất là bề mặt bằng xi măng) để heo có thể nằm nghỉ trên đó, cũng có thể tạo một cái hố trong chuồng heo, trong hố chứa đầy nước mát để heo có thể “đằm mình” trong đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm chống nóng cho lợn Kinh nghiệm chống nóng cho lợn Thời tiết nắng nóng trên 35 độ C ảnh hưởng không tốt tới việc tăng trọng và khả năng đề kháng của lợn. Xin giới thiệu kinh nghiệm chống nóng cho lợn. Thiết kế chuồng trại: Cần làm chuồng cao ráo, sạch sẽ, hướng Đông Nam, mái nên lợp ngói mũi, mái chồng để lưu thông không khí tốt hơn. Mái hiên cách mặt đất ít nhất 2m, có hệ thống cửa sổ và quạt thông gió, dọn dẹp chuồng sạch sẽ để giảm sức nóng do phân bốc lên. Chăm sóc: Cần tắm cho lợn 1- 2 lần trong ngày nóng. Cho uống đủ nước sạch, mát bằng vòi có van tự động, bổ sung thêm muối ăn (0,1- 0,3g/kg thể trọng/ngày) hoặc chất điện giải và B.Complex giàu vitamin C như: Unilyte Vit-C, cho vào thức ăn hay nước uống để giải nhiệt. Cho ăn thêm rau xanh, thức ăn tự chế (tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, rau xanh, củ quả ủ chua) hay thức ăn tổng hợp đảm bảo dinh dưỡng; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng các bệnh như: tả, tụ, dấu, lở mồm long móng, tai xanh... nhằm tăng khả năng đề kháng của cơ thể chống lại vi sinh vật xâm nhập gây bệnh. Thường xuyên phun thuốc khử trùng định kỳ bằng các loại thuốc khử trùng mới có hiệu quả cao với vi sinh vật gây bệnh như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid. Dùng thuốc thú y tiêu diệt các động vật ký sinh ở trong và ngoài cơ thể lợn như: giun, sán, ve, rận... Tránh vận chuyển lợn trong thời điểm nắng nóng cao trong ngày (từ 11- 15 giờ). Giảm mật độ nuôi trong những ngày có nhiệt độ cao. Nguyễn Văn Duy - Kinh tế nông thôn, 15/06/2009 Không dội nước lạnh giảm nóng cho heo Vào mùa hè nhiệt độ thường rất cao, heo thường hay có hiện tượng thở dốc. Có những hộ nuôi heo vì quá lo sợ heo bị nóng quá mà sinh bệnh nên đã dùng nước lạnh để dội cho heo với mong muốn sẽ giảm nóng cho heo, tuy nhiên họ không biết một điều rằng làm như vậy “lợi bất cập hại”. Hiện tượng heo thở dốc như vậy là do nó bài tiết mồ hôi không kịp, cơ thể quá nóng không thoát được hết nhiệt ra ngoài tạo nên. Nếu như trong lúc này lại dội nước lạnh cho heo, do nhận được kích thích quá mạnh vì nước lạnh, các lỗ chân lông trên toàn thân heo sẽ thu nhỏ lại, sự thoát nhiệt ra ngoài càng bị cản trở, nhiệt độ trong cơ thể con vật vì thế mà tăng cao đột ngột, theo đó nhẹ thì heo sẽ bị sốt cao, viêm phổi, còn nếu nặng sẽ làm con vật bị tử vong. Chính vì thế, về mùa hè nhất định không được áp dụng cách dội nước lạnh lên mình heo để giảm nhiệt cho heo. Nếu như thời tiết quá nóng, thực sự phải giảm làm nhiệt độ cho heo thì có thể nhốt heo ở nơi thông thoáng, mát mẻ, sau đó rắc lên bề mặt nơi nhốt heo một ít nước lạnh (tốt nhất là bề mặt bằng xi măng) để heo có thể nằm nghỉ trên đó, cũng có thể tạo một cái hố trong chuồng heo, trong hố chứa đầy nước mát để heo có thể “đằm mình” trong đó.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỹ thuật nuôi trồng hướng dẫn bón phân kỹ thuật gieo giống chăm sóc cây trồng kỹ năng chăn nuôiTài liệu liên quan:
-
MỘT SỐ ĐẶC TÍNH DI TRUYỀN CỦA CÂY KHOAI LANG
4 trang 115 0 0 -
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG VII SINH VẬT ĐỊCH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
5 trang 105 0 0 -
14 trang 68 0 0
-
Sơ lược lịch sử phát triển của thủy nông
4 trang 60 1 0 -
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
10 trang 58 0 0 -
Một số giống ca cao phổ biến nhất hiện nay
4 trang 51 0 0 -
4 trang 47 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn
6 trang 43 0 0 -
Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống ba loài cá biển
6 trang 41 0 0 -
THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN
4 trang 40 0 0