Sinh vật bám là những sinh vật bám bên ngoài vỏ của đồng vật thân mềm làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sinh vật bám cũng làm giảm sinh trưởng của và cạnh tranh vật bám với sinh vật nuôi. Các nhóm sinh vật bám gồm: hải miên, ruột khoang, thủy tức, giun, giáp xác, động vật thân mềm... 1.1 Hải miên (Cliona) Nhóm sinh vật này đục lỗ trên vỏ của sinh vật nuôi, tạo ra những ống dạng hình tổ ong. Có loài ăn âu vào lớp xà cừ, làm hầu phải sử dụng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG VII SINH VẬT ĐỊCH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
CHƯƠNG VII
SINH VẬT ĐỊCH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1 SINH VẬT BÁM
Sinh vậ t bám là những sinh vật bám bên ngoài vỏ của đồng vậ t thân mềm làm ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm, sinh vậ t bám cũng làm giảm sinh trưởng của và
cạnh tranh vật bám vớ i sinh vật nuôi. Các nhóm sinh vật bám gồm: hải miên, ruột
khoang, thủy tức, giun, giáp xác, động vật thân mềm...
1.1 Hải miên (Cliona)
Nhóm sinh vật này đục lỗ trên vỏ của sinh vậ t nuôi, tạo ra những ống dạng hình tổ
ong. Có loài ăn âu vào lớp xà cừ, làm hầu phải sử dụng hết năng lượng để sản sinh
lớp vỏ ngoài để bảo vệ chỗ bị tổn thương.
1.2 Ruột khoang (Anemone)
Anemone là sinh vật giống như sứa hay san hô, cơ thể mềm bám rất chắc trên sinh
vật nuôi (đường kính 1-15cm), cơ thể mềm ít chịu đựng ánh sáng mặt trời.
1.3 Thủy tức (Hydroid)
Thủy tức cũng thuộc ngành ruột khoang nhưng có chu kỳ phát triển 2 giai đoạn
(giai đoạn sinh sản là sứa sinh ra ấu trùng phù du, giai đoạn bám có dạng giống
như san hô) đây là nhóm sinh vậ t bám đ iển hình (Obelia), chết khi phơ i ánh sáng
mặt trời.
1.4 Động vật hình rêu (Bryozoa)
Đây là nhóm sinh vật nhỏ có kích thước nhỏ hơn 1mm tồn tại dạng khảm hoặc
cành thẳng dứng, nhưng một tập đoàn có thể bao phủ toàn bộ vỏ của hầu. Chúng
thường không gây hại cho hầu trưởng thành nhưng gây hạ i (có thể che kín) hầu ấu
thể (3-4 cm)
1.5 Giun ống (Polydora)
Giun ống là những sinh vật nhỏ có kích thước nhỏ hơn 1 mm thuộc ngành giun
nhiều tơ (Polychaeta) sống tập đoàn. Một tập đoàn có thể bao phủ toàn bộ vỏ của
hầu. Chúng thường không gây hại cho hầu trưởng thành nhưng gây hại hầu ấu thể.
1.6 Sun (Balanus)
Sun thuộc nhóm giáp xác, kích thước tố i đa khoảng 1 cm. Nhóm này th ường cạnh
tranh vật bám vớ i các loài động vật thân mềm sống bám (Crassostrea (hầu),
Mytilus (vẹm). Sun thường sinh sản cùng thờ i gian vớ i các loài động vật thân mềm
42
sống bám nên cần xác định chính xác thời đ iểm sinh sản của chúng để có thể tránh
sự cạnh tranh vật bám xảy ra
1.7 Vẹm (Mytilus)
Vẹm là sinh vật bám cạnh tranh mạnh vớ i Hầu (cạnh tranh vật bám, thức ăn và
oxy...), vẹm phát triển nhanh nhất là ở vùng ôn đới.
1.8 Hải tiêu (tunicate)
Hải tiêu sống đơn độc hay tập đoàn, kích thước khoảng 0,5-12 cm, cơ thể mềm.
Hải tiêu sống tập đoàn thường có kích thước nhỏ nhưng có vỏ dày có thể bao lấy
động vật thân mềm.
1.9 Tảo và vi khuẩn
Vi khuẩn và tảo khuê tạo một lớp chất nhờn trên vật bám ngăn cản quá trình bám
của ấu trùng. Các loài tảo lớn (Ulva, Entermorpha, Laminaria...) phát triển làm các
chuổi vậ t bám nặng hơn (cần thêm phao). Ulva và Entermorpha thường mọc nhiều
ở đáy che phủ động vật thân mềm, khi chết xác của tảo phân hủy gây chết sinh vật
nuôi
Hình 7.1. Hải miên Hình 7.2. Anemone
Hình 7.3. Thủy tức Hình 7.4. Động vật hình rêu
Hình 7.5. Giun ống Hình 7.6. Hà (Corn Balanus)
43
Hình 7.7. Hải tiêu Hình 7.8. Sun (Goose Balanus)
1.10 Phương pháp khống chế sinh vật bám
1.10.1 Phương pháp vật lý
Phương pháp này dùng để diệt sinh vậ t bám trên các chuổi vật bám hay trên cọc
gỗ. Phương pháp diệt sinh vật bám tốt nhất là hơ trên ngọn lửa nhưng chú ý hơ vừa
đủ chết sinh vật bám nhưng không làm chết vật nuôi. Một phương pháp khác là sử
dụng vòi nước áp lực để rửa trôi sinh vậ t bám, nhưng cách này không giết chết
sinh vật bám. Phương pháp thường được sử dụng và hiệu quả nhất là phơ i dướ i
ánh nắng mặt trời. Thời gian phơ i phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, gió, kích thước
của sinh vật bám và của vật nuôi. Một số loạ i sinh vật bám khác như vẹm, thủy tức
được loại bỏ bằng tay.
Hình 7.9. Loại bỏ sinh vật bám bằ ng lửa
1.10.2 Phương pháp hóa học
Một số hóa chất có thể diệt sinh vậ t bám như CuSO4 1-2% nhưng đắt tiền. Có thể
sử dụng nước ngọt hoặc nước có độ mặn cao trong 1-2 giờ để diệt sinh vật bám, sử
44
dụng nước nóng, đắt tiền. Phương pháp hóa học thường có hiệu quả thấp và chi phí
cao.
1.10.3 Phương pháp sinh học
Để sử dụng biện pháp sinh học đòi hỏ i phả i hiểu được về vòng đờ i, đặc tính sinh
thái của sinh vật bám đặc biệt là mùa sinh sản, phân bố theo độ sâu... Cách này
thường để hạn chế Balanus, thả vật báo sau khi ấu trùng Balanus đã qua giai đoạn
bám.
2 KÝ SINH TRÙNG VÀ BỆNH
2.1 Nguyên sinh động vật (Protozoa)
Mastigophora: loài thường gặp là Hexamita inflata thuộc nhóm trùng roi, thường
không gây chết vật nuôi nhưng làm suy yếu (còi)
Sarcodina (amip): thường tìm thấy ở Hầu nhưng không gây hại nghiêm trọng
2.2 Sporozoa (bào tử trùng)
Telasporea: thường gặp là Nematopsis, nhóm này gây tổn thương cơ nhưng ít khi
gây chết sinh vật nuôi.
2.3 Halosporea
Thường gặp 2 loài Minchinia nelsoni và M. costalis gây chết Hầu ở tỉ lệ cao.
2.4 Vi khuẩn
Nhóm vi khuẩn được tìm thấy trên Hầu ở Mỹ, Nhật bản là Vibrio.
2.5 Virus
Loạ i virus gây bệnh lở da trên Hầu gây ra do một loạ i virus tìm thấy trong máu và
mang.
2.6 Nấm
Loạ i mấm sợi Perkinsus được tìm thấy ở hầu hết các loài hầu
2.7 Platyminthes
Các giống Stylochus, Pseudostylochus hút máu sinh vật nuôi và tấn công cả ấu thể
2.8 Trematoda
Hai giống thường gặp là Bucephalus và Gymnophalus gây ảnh hưởng đến sinh sản
và trao đổi chất của ký chủ
2.9 Cestoida
Gồm 2 giống Echeneibothrium và Tylocephalum có kích thước khoảng 1,5 cm ký
sinh trên Ngao.
45
2.10 Nemertinea
Malacobdella ký sinh trong xoang màng áo của động vật thân mềm và giống
Cerebratulus là loài ăn thịt (dữ)
2.11 Nematoda
Echinocephalus ký sinh ở chân bào ngư và E. sinensis ký sinh trong ống sinh dục
của Hầu
2.12 Mollusca
Odostomia ký sinh trong mang hoặc mô chân hay trong xoang màng áo. Gây sự
biến dạng của vỏ.
2.13 Crustacea
Nhóm Copepoda ký sinh như Mytilicola, Os ...