Kinh nghiệm đổi mới thương hiệu của Incombank
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm đổi mới thương hiệu của Incombank Kinh nghiệm đổi mới thương hiệu của Incombank Hệ thống bản sắc nhận diện thương hiệu gần đây của Vietinbank được thực hiện và duy trì một cách dễ dàng hơn nhờ có bộ tài liệu chỉ dẫn tổng thể, trong đó hướng dẫn cách áp dụng hệ thống bản sắc thương hiệu cho tất cả phương tiện truyền thông marketing. Trong bài viết trước, chúng ta đã thảo luận về tầm quan trọng của việc văn bản hóa hệ thống bản sắc nhận diện sau khi thương hiệu được tạo ra, nhằm thúc đẩy việc lưu giữ lâu dài các yếu tố nhận diện cốt lõi cả về khía cạnh hình ảnh và ngôn ngữ của thương hiệu, cũng như quá trình áp dụng các yếu tố này cho tất cả phương tiện truyền thông marketing. Hệ thống bản sắc nhận diện thương hiệu gần đây mà chúng tôi phát triển cho Ngân hàng Incombank, đang được biết đến với tên thương hiệu mới Vietinbank, là một ví dụ tiêu biểu cho quá trình xây dựng này. Incombank trước đây là một trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn, chủ lực của đất nước, gắn liền với sự phát triển của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng. Incombank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên nhận thức được sự thiết yếu của việc đẩy mạnh bản sắc nhận diện thương hiệu trong giai đoạn hội nhập WTO, khi mà cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính chắc chắn sẽ gia tăng. Sau khi chúng tôi được lựa chọn để giúp phát triển một hệ thống thương hiệu sao cho tương xứng với tầm vóc và vị thế của Ngân hàng, chúng tôi gặp gỡ trao đổi với các lãnh đạo và giám đốc, nhằm hiểu thấu đáo về thế mạnh, cũng như những mặt yếu của Ngân hàng và khát vọng hướng tới tương lai của họ. Chúng tôi cũng sử dụng những kết quả nghiên cứu thị trường mà Ngân hàng đã tiến hành lúc đó, sau khi xem xét các kế hoạch hoạt động trên thị trường quốc tế của Ngân hàng, chúng tôi sử dụng dịch vụ của các luật sư chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ để thăm dò các vấn đề về đăng ký nhãn hiệu quốc tế và tìm hiểu được một số vấn đề. Khi đã phát triển được một chiến lược bản sắc thương hiệu nhằm khác biệt hóa Ngân hàng, chúng tôi đề xuất một tính cách thương hiệu phù hợp với cảm nhận của Ngân hàng về bản thân, cũng như vai trò của họ trên thị trường. Kết thúc giai đoạn đầu tiên này, nghiên cứu cho thấy, hệ thống nhận diện trước của Ngân hàng vốn hoạt động tương đối tốt trong những năm qua, sẽ khó có thể hỗ trợ cho các mục tiêu chiến lược lâu dài của họ. Điều này thậm chí còn bao gồm cả tên thương hiệu của Ngân hàng. Sau khi cân nhắc mọi yếu tố một cách kỹ lưỡng và cẩn thận, Ngân hàng quyết định rằng, nếu sự thay đổi là cần thiết, thì việc này cần phải được tiến hành một cách đồng bộ, nhằm tạo ra một cơ sở hình ảnh thương hiệu có thể phục vụ lâu dài cho Ngân hàng. Ngày 10/4, Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) đã chính thức công bố thương hiệu mới 'Vietinbank', sẽ thay thế hoàn toàn cho thương hiệu cũ 'Incombank' từ ngày 15/4 tới. Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam. Đến nay, mạng lưới hoạt động của Sáng tạo bản sắc nhận diện Vietinbank đã hoạt động rộng thương hiệu cho một doanh khắp 56/64 tỉnh thành phố nghiệp mới là một chuyện, trong cả nước với 3 sở giao nhưng tạo ra bản sắc mới dịch, 138 chi nhánh và gần cho một doanh nghiệp đã 700 phòng giao dịch, quỹ tiết tồn tại, hơn thế nữa là một kiệm. trụ cột của cộng đồng tài chính lại là chuyện hoàn Tính đến cuối năm 2007, tổng toàn khác. Dù là dự án tài sản của Vietinbank là thương hiệu quy mô lớn hay 175.000 tỷ đồng, chiếm 15% nhỏ, thì đến một thời điểm tổng tài sản của toàn ngành. nhất định, lãnh đạo doanh nghiệp phải đưa ra quyết định: một là giữ lại những gì đã có để chuyển đổi được dễ dàng khi đến thời điểm hội nhập; hai là chọn con đường khó khăn hơn nhưng sẽ là định hướng tốt hơn cho tương lai. Tôi hoàn toàn ủng hộ những giám đốc quyết định đi theo con đường thứ hai. Tinh thần của quyết định thay đổi này càng được củng cố và nâng cao, nhất là sau khi hệ thống nhận diện thương hiệu tổng thể của Vietinbank đã được tạo ra một cách cẩn trọng, bộ tài liệu chỉ dẫn cho hệ thống này cũng được chuẩn bị chu đáo. Hiện nay, Vietinbank có một hệ thống tài liệu chỉ dẫn đồng bộ và toàn diện nhất từ trước tới nay cho một thương hiệu Việt với hơn 250 mẫu ví dụ thiết kế gốc và hơn 200 trang tài liệu hướng dẫn. Sau phần miêu tả các yếu tố nhận diện hình ảnh và ngôn ngữ cốt lõi của thương hiệu, bộ tài liệu chỉ dẫn được sắp đặt cơ cấu theo từng phần nội dung riêng, nhờ đó bất cứ ai được đề nghị thực hiện một loại hình truyền thông nhất định sẽ được giao đúng phần hướng dẫn mà họ cần. Bộ tài liệu chỉ dẫn cũng được xây dựng cho mục đích lưu hành dưới dạng dữ liệu điện tử với định dạng PDF, nên bất cứ phần nào của bộ tài liệu cũng có thể được chuyển đi chỉ trong vài phút qua đường Internet cho những người có liên quan. Nhờ có sự chuẩn bị kỹ càng, đồng bộ cùng với bộ tài liệu chỉ dẫn tổng thể, đầu năm nay, Ngân hàng đã có thể nhanh chóng áp dụng bản sắc nhận diện thương hiệu mới VietinBank tới hơn 800 chi nhánh, văn phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm của Ngân hàng trên khắp Việt Nam. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tags: kiến thức thương hiệu chiến lược thương hiệu bí quyết marketing kĩ năng quản trị thương hiệu phát triển thương hiệu Kinh nghiệm đổi mới thương hiệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 sai lầm trong chiến lược quảng cáo
3 trang 357 0 0 -
28 trang 250 2 0
-
Giá trị vô hình của thương hiệu.
5 trang 229 0 0 -
Chương 8: Truyền thông marketing
43 trang 223 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 220 0 0 -
4 trang 218 0 0
-
Xây dựng nhãn hiệu mạnh bằng lý thuyết 9C
5 trang 153 0 0 -
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 133 0 0 -
Lợi thế của thị trường truyền thông kỹ thuật số
7 trang 129 0 0 -
Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
6 trang 116 0 0 -
Tiểu luận: Kế hoạch phát triển thương hiệu trà Ô Long Cao Sơn tại thị trường Việt Nam
28 trang 106 0 0 -
107 trang 93 0 0
-
'Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi' – Liệu có đúng ở thị trường Việt Nam?
4 trang 91 0 0 -
Narrow branding – Xây dựng thương hiệu hẹp
5 trang 90 0 0 -
Phân biệt giữa PR và quảng cáo
6 trang 81 0 0 -
9 trang 71 1 0
-
4 phương thức để tận dụng tốt mẫu quảng cáo hơn
3 trang 67 0 0 -
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chương 4 – ThS. Đặng Đình Trạm
37 trang 64 0 0 -
10 tips event marketing không thể bỏ qua
5 trang 58 0 0 -
Thiết kế đồ họa có phải chỉ là việc tạo ra hình ảnh?
6 trang 57 1 0