Guitar, cũng giống như xe máy hay những niềm đam mê khác, có thể tạo ra sự lôi cuốn và say mê kì lạ ngay cả với những người mua đầy lý trí và kinh nghiệm. Là một người vừa bắt đầu chơi, không có nhiều khái niệm về đủ các nhãn hiệu và chủng loại trong cửa hàng, bạn rất dễ dàng bị lôi vào những sai lầm tai hại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm mua đàn guitarKinh nghiệm mua đàn guitarGuitar, cũng giống như xe máy hay những niềm đam mê khác, có thể tạo ra sự lôi cuốn và say mê kì lạ ngay cả với những người mua đầy lý trí và kinh nghiệm. Là một người vừa bắt đầu chơi, không có nhiều khái niệm về đủ các nhãn hiệu và chủng loại trong cửa hàng, bạn rất dễ dàng bị lôi vào những sai lầm tai hại. Trong phần sau đây sẽ mangđến cho bạn những lời khuyên tương đối để tránh phải hố nặng khi muacây đàn đầu tiên của mình.Hãy đọc qua một vài bài báo hay tài liệu về cây đàn guitar, đi cùng bạn bè cókinh nghiệm, hoặc hỏi han về cách chọn đàn trước khi thực sự đi mua. Đừngbao giờ đi chọn đàn trong sự vội vã hay vào những ngày cuối tuần, nghỉ lễ,khi mà các cửa hàng thường đông đúc, tấp nập và ồn ào nhấtI - Guitar cổ điển (classic)- Đàn thường có eo thon, cần đàn ngắn và to bản. Vị trí cần đàn gắn vàothùng đàn là phím 12 (điểm chính giữa của dây đàn).- Thùng đàn thường có chiều dầy xác định (khoảng 12cm - tính từ mặt phẳngtạo âm đến lưng đàn, không phải chiều dầy của gỗ)- Tiếng đàn guitar cổ điển thường trầm, ấm.II - Guitar đệm hát (acoustic)- Đàn có eo thuôn, cần đàn thường dài và nhỏ hơn, đôi khi có khoét lỗ ởthùng đàn.- Tiếng đàn guitar đệm hát thường đanh, chơi hợp âm nghe lên rất đều vàvang, phù hợp với đệm hát.III - Cách chọn đàn1. Nếu chỉ độc tấu, và nhất là ở Việt nam, nên chọn mặt đàn bằng tuyết tùng(top cedar). Tuyết tùng kêu vang, lan tỏa, ấm, hơn nữa ít hấp thu độ ẩm nênphù hợp với Việt Nam.2. Hông đàn và mặt sau đàn (back and side) nên chọn gỗ hồng đào(rosewood).3. Tất cả nên dùng gỗ nguyên miếng, không nên chọn loại gỗ ván ép, khôngtốt.4. Vân gỗ trên mặt trước của đàn phải đều, dày, mịn mới là loại gỗ lâu nămvà tốt.5. Cần đàn bằng gồ mun6. Chú ý xem hệ thống Bracing bên trong thùng đàn thế nào7. Vỗ vào thùng đàn, nghe có to không8. Khi thử âm thanh, nên chọn chỗ càng ồn ào, càng rộng càng tốt, xem tiếngđàn có kêu to và vang không.9. Thử âm bồi ở tất cả các vị trí, nghe có trong trẻo, rõ như tiếng chuôngkhông.10. Đánh một hợp âm lên, chú ý nghe rõ độ separation của các nốt có rõkhông, hay là chỉ nghe phừng một cái còn chả thấy từng nốt riêng biệt vanglên đâu sất.11. Đánh các nốt của dây 1,2,3 ở các phím đàn cuối, xem âm thanh có vanglâu không hay là tịt ngóm.12. Tốt nhất rủ một người đi cùng, đánh cho mình đứng ở đằng xa nghe.13. Nhìn bề ngoài thấy đàn có lớp vecni đẹp, bắt mắt (chỉ tiêu hàng đầu roài, nếu hẹp quá thì dây đàn dễ bị trượt ra ngoài cần đàn khi chơi.14. Để xem cần có bị cong hay không, ép dây số 6 ở phím 1 và phím 12, nếudây đàn tiếp xúc hết các phím còn lại là tốt, còn không thì chọn cây khác đểtiếp tục15. Phím đàn :Các phím làm bằng inoc, khoảng cách giữa các phím là việccủa nhà làm đàn. Nhưng phím không được đóng cao quá, sẽ làm khó vuốtdây và di chuyển, thấp quá dễ làm tiếng đàn rè, bấm kêu thành tiếng khá vấtvả. Xem kỹ các đầu phím phía mép đàn, phím phải ngay tầm mép, lòi ra haythụt vào đều không được16. Dây đàn không được cao quá so với mặt cần đàn. Thấp quá thì rè tiếng(khắc phục bằng cách nâng miếng xương ở ngựa đàn thấp xuống hoặc caonên nếu đã lỡ mua đàn rồi)