Danh mục

Kinh nghiệm nuôi cá trắm đen

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.21 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cá trắm đen là loài cá nước ngọt đặc sản, thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon và đặc biệt có một số tác dụng tốt trong y học nên được dân Việt Nam và Trung Quốc ưa chuộng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm nuôi cá trắm đen Kinh nghiệm nuôi cá trắm đen Nguồn: vietlinh.com.vn Cá trắm đen là loài cá nước ngọt đặc sản, thịt cá có hàm lượng dinhdưỡng cao, thơm ngon và đặc biệt có một số tác dụng tốt trong y học nênđược dân Việt Nam và Trung Quốc ưa chuộng. Hiện nay nuôi cá trắm đen thương phẩm đang được người nuôi cá quantâm. Cá trắm đen thường được thả ghép với mật độ rất thưa trong các ao nuôi cátruyền thống nhằm tận dụng nguồn thức ăn là ốc tự nhiên có trong ao. Cá trắm đen được nuôi rải rác ở một số tỉnh thành như Ninh Bình, NamĐịnh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội... Trong quá trình điều tra cho thấy, không có hộ nào nuôi đơn cá trắm đenmà 100% là nuôi ghép. Mật độ cá trắm đen trung bình là 0,1 con/m2 (1con/10m2),trong ao nuôi có mật độ trung bình 0,4 con/m2 (4 con/10m2). Mật độ thả chungtrong ao có xu hướng giảm dần khi mật độ cá trắm đen tăng lên. Người dân chobiết, cá trắm đen là loài rất nhạy cảm với điều kiện môi trường xấu vì vậy nuôithương phẩm cá trắm đen cần có môi trường nuôi sạch, tức là phải thả thưa và mậtđộ các loài cá khác phải thấp. Cá trắm đen thường được nuôi ghép với nhiều loài cá khác nhau. Bảng: Các kiểu nuôi ghép cá trắm đen trong ao STT Kiểu nuôi ghép cá trắm đen Số Tỷ ao (n) lệ (%) 1 Trắm đen+ mè trắng+ trôi+ 12 33,3 trắm cỏ+ chép2 Trắm đen+ mè trắng+ trôi+mè 8 22,2 hoa+ trắm cỏ+ chép3 Trắm đen+ mè trắng+ trôi+ mè 4 11,1 hoa+chép4 Trắm đen+mè trắng+ trôi+cá 3 8,3 quả+ chép5 Trắm đen+ mè trắng+ trôi+ 2 5,6 chép6 Trắm đen+ Trôi+ chép+ Rô phi 1 2,87 Trắm đen + mè trắng+ trắm cỏ+ 1 2,8 chép8 Trắm đen+ mè trắng+ trắm cỏ+ 1 2,8 chép9 Trắm đen+ mè trắng +cá chép 1 2,810 Trắm đen+ mè trắng +mè hoa+ 1 2,8 rô phi11 Trắm đen+ mè trắng + cá quả 1 2,812 trắm đen+ mè trắng+ ba ba 1 2,8 Tổng 36 100 Sự kết hợp ghép các loài cá nuôi với tỷ lệ ghép hợp lý sẽ tận dụng tối ưudinh dưỡng tự nhiên trong ao, xử lý ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả của hệthống nuôi. Kích cỡ cá trắm đen khi thả trung bình là 0,48kg/con, cỡ nhỏ nhất là0,03kg/con. Cá trắm đen nếu thả thưa trong ao đầm có động vật nhuyễn thể phong phúthì một năm nuôi cá thể đạt khối lượng 3-4 kg với cỡ cá giống 0,1-0,15 kg/con.Nhưng ở Trung Quốc cỡ cá trắm đen thả tốt nhất là 0,5-0,7kg/con khi nuôi ghéptrong ruộng lúa với mật độ rất thưa là 1 con/80-150m2 ruộng, với điều kiện giầu ốcthì sau một năm đạt 4-7kg. Thức ăn ưa thích của cá trắm đen là ốc. Và có thể bổ sung thêm ngô, cám,gạo hoặc thức ăn viên công nghiệp. Thức ăn nhân tạo là sự lựa chọn thứ 2 của cátrắm đen vào mùa hè, mùa thu nhưng chúng không ăn vào mùa xuân. Bệnh của cá trắm đen: Vào khoảng tháng 5-6 là thời điểm tiết trời chuyểnmùa xuân sang hạ, nhiều đợt gió mùa xuất hiện làm sự thay đổi nhiệt độ và môitrường đột ngột cùng với sự phát triển mạnh mẽ của vi sinh vật gây bệnh làm chocá dễ mắc bệnh. Các biểu hiện của bệnh cá trắm đen là cá tuột vẩy, mất nhớt, đóngrêu, thối mang và không có biểu hiện gì. Bệnh thường xuất hiện khi thay đổi thờitiết đột ngột. Bệnh thường xảy ra ở mọi kích cỡ của cá. Hệ thống nuôi ghép trắm đen kết hợp với trồng sen không những cho lợinhuận thu từ cá mà còn thu được từ hạt sen với năng suất 300-600 kg hạt senkhô/ha. Với giá bán tại đầm 20.000đồng/kg hạt thì sau mỗi vụ sen người sản xuấtthu thêm ít nhất từ 6 triệu đến 12 triệu đồng/ha đầm. Trong ao nuôi cá trắm đen thương phẩm nên được ghép kết hợp 2-3 loài đểsử dụng hiệu quả dinh dưỡng trong các tầng nước. Trong đó, cá trắm đen là chính,còn mè trắng có vai trò lọc thực vật phù du..., tỷ lệ thả từ 50% đến 75% cá trắmđen. Cá giống cỡ lớn 100g-500g/con thả với mật độ 2-3 con/10m2 cho ăn thức ănbằng ốc và thức ăn viên sẽ cho hiệu quả nuôi tốt. Nuôi cá trắm đen là hướng đi mới được người nuôi cá ở một số tỉnh nhưHải Dương, Ninh Bình, Hưng Yên quan tâm. Cá trắm đen hiện nay chủ yếu đượcnuôi ghép trong ao đất hoặc nuôi kết hợp trong đầm trồng cây sen ở mức độ bánthâm canh. Cá trắm đen được nuôi ghép cùng với các loài cá truyền thống: mật độchung của ao nuôi ghép là 0,3-0,6 con/m2 với tỷ lệ trắm đen trung bình 29%. Nuôighép cá trắm đen cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi cá truyền thống. ...

Tài liệu được xem nhiều: