Danh mục

Kinh nghiệm quốc tế về kinh tế chia sẻ trong quản lý chất thải và đề xuất khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 460.78 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Kinh nghiệm quốc tế về kinh tế chia sẻ trong quản lý chất thải và đề xuất khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam" tập trung làm rõ nội hàm của mô hình kinh tế chia sẻ trong quản lý chất thải, đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về kinh tế chia sẻ trong quản lý chất thải và đưa ra khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quốc tế về kinh tế chia sẻ trong quản lý chất thải và đề xuất khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KINH TẾ CHIA SẺ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM Trần Quý Trung, Dương Thị Phương Anh, Hoàng Hồng Hạnh Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mô hình kinh tế chia sẻ (KTCS) đã phát triển mạnh những năm gần đây trên toàn thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm quản lý chất thải. Các mô hình KTCS trong quản lý chất thải có tiềm năng rất lớn trong việc thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải; đổi mới, cải thiện hiệu quả của công tác quản lý chất thải. Tuy nhiên, các mô hình KTCS trong quản lý chất thải ở Việt Nam còn hạn chế và gặp nhiều thách thức. Bài viết này tập trung làm rõ nội hàm của mô hình KTCS trong quản lý chất thải, đánh giá một số kinh nghiệm quốc tế về KTCS trong quản lý chất thải và đưa ra khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam. 1. Cơ sở lý luận về kinh tế chia sẻ Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống thông tin truyền thông và mạng xã hội, mô hình kinh tế chia sẻ (KTCS) đã phát triển mạnh trong những năm gần đây ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các mô hình KTCS không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế với sự kết nối thuận tiện, giá cả cạnh tranh do giảm chi phí giao dịch mà còn được đánh giá là có tiềm năng trong việc giảm tác động môi trường do tăng chia sẻ, sử dụng sản phẩm hiện có, giảm nhu cầu sản xuất thêm, từ đó giảm tiêu thụ tài nguyên. Cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về KTCS. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF, 2014), KTCS là sự tái tạo (reinvention) các hành vi của thị trường truyền thống theo hướng mô hình tiêu dùng hợp tác. Thay vì tiêu dùng đơn thuần, KTCS được hình thành trên nguyên tắc tối đa hóa công dụng của tài sản thông qua việc cho thuê, cho mượn, trao đổi và cho tặng - được hỗ trợ bởi công nghệ. KTCS mang lại khả năng mở ra giá trị xã hội, kinh tế và môi trường chưa được khai thác của tài sản chưa sử dụng. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), KTCS được định nghĩa là một phương thức kinh doanh ngang hàng mới, một hệ thống kinh tế mà ở đó tài sản và dịch vụ được chia sẻ cho nhiều người sử dụng trên thị trường thông qua việc sử dụng các nền tảng số. Trong đó, bản chất của mô hình KTCS là một mô hình kinh 254 | doanh mới, tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số. Các mô hình KTCS mang lại lợi ích về kinh tế với sự kết nối thuận tiện, giá cả cạnh tranh do giảm chi phí giao dịch. Các mô hình này cũng có tiềm năng trong việc giảm tác động môi trường do tăng chia sẻ, sử dụng sản phẩm hiện có, giảm nhu cầu sản xuất thêm, từ đó giảm tiêu thụ tài nguyên (Retamal, 2017). Từ một số định nghĩa trên có thể thấy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, KTCS là sự chia sẻ, dùng chung tài sản dư thừa, nhàn rỗi thông qua nền tảng số. Với cách hiểu này thì hầu như không có các mô hình trong quản lý chất thải vì người có chất thải thường muốn thải bỏ, không muốn sở hữu hay giữ lại chất thải, do đó, đối với chất thải khó có sự chia sẻ, dùng chung mà chỉ có các mô hình mua bán, cho tặng đồ cũ, phế liệu; cung cấp dịch vụ thu gom thông qua nền tảng số. Trong nghiên cứu này, mô hình KTCS trong quản lý chất thải được hiểu theo nghĩa rộng. Đối tượng được chia sẻ trong các mô hình KTCS trong quản lý chất thải không chỉ giới hạn trong (i) các loại chất thải, phế liệu, sản phẩm thải bỏ mà còn có thể là: (ii) dịch vụ quản lý chất thải (dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; các thiết bị, nhân lực về quản lý chất thải); hoặc (iii) tri thức, thông tin, dữ liệu về quản lý chất thải. Theo đó, KTCS trong quản lý chất thải là là các mô hình trong đó chất thải (bao gồm cả sản phẩm thải bỏ), dịch vụ quản lý chất thải (bao gồm dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải, các thiết bị quản lý chất thải) và kiến thức/thông tin về quản lý chất thải được trao đổi/giao dịch/đồng sử dụng với sự hỗ trợ, kết nối của nền tảng số. Dựa trên các tiêu chí về quyền sở hữu nền tảng số và cách huy động nguồn lực, sáng tạo giá trị thông qua nền tảng (Acquier, 2019), cũng như cách thức yếu tố chia sẻ được lồng ghép vào hoạt động tiêu dùng (Wieser, 2019), phần lớn các mô hình KTCS có thể được phân thành 3 loại như sau: - Mô hình nền tảng số kết nối các bên: Chủ nền tảng số đóng vai trò trung gian giúp kết nối giữa người sở hữu tài nguyên và người có nhu cầu tiếp cận tài nguyên được nhanh chóng, hiệu quả nhất. Mô hình này có 02 dạng: (i) Mô hình kết nối có chuyển giao sở hữu, trong đó có sự chuyển giao quyền sở hữu (mua bán, cho tặng, trao đổi) từ bên sở hữu tài nguyên sang bên có nhu cầu sử dụng; (ii) Mô hình kết nối không chuyển giao sở hữu, gồm các mô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: