Danh mục

Kinh nghiệm thúc đẩy tài chính toàn diện từ một số quốc gia trong khối ASEAN. Liên hệ với Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 373.95 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết này, tập trung vào nghiên cứu về kinh nghiệm thúc đẩy tài chính toàn diện của một số quốc gia trong khối ASEAN, từ đó liên hệ với thực tế tại Việt Nam nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm thúc đẩy tài chính toàn diện từ một số quốc gia trong khối ASEAN. Liên hệ với Việt Nam KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG KHỐI ASEAN. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM TS. Vương Thị Minh Đức Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh Tóm tắt Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) được hiểu là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong những năm qua, tài chính toàn diện là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống tài chính bền vững, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, phù hợp với mức phí hợp lý tới tất cả các chủ thể trong xã hội. Thực tế, một số quốc gia trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Philipines đã gặt hái được nhiều thành công trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện, tạo đà để xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững. Tại Việt Nam, vấn đề thúc đẩy tài chính toàn diện cũng nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà hoạch định chính sách, trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào nghiên cứu về kinh nghiệm thúc đẩy tài chính toàn diện của một số quốc gia trong khối ASEAN, từ đó liên hệ với thực tế tại Việt Nam nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam. Từ khóa: Tài chính toàn diện, thúc đẩy tài chính toàn diện 1. Khái quát về thúc đẩy tài chính toàn diện Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính, các giao dịch thanh toán, tiết kiệm và bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Theo quan điểm của tổ chức Liên minh tài chính toàn diện (Alliance for Financial Inclusion - AFI) thì tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sừ dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý, làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên, đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Từ những quan điểm về tài chính toàn diện có thể thấy rằng, tài chính toàn diện chính là việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện phù hợp với chi phí hợp lý tới tất cả mọi người dân. Việc thúc đẩy tài chính toàn diện có ý nghĩa với tất cả các quốc gia trên thế giới. Xét cho cùng mục tiêu của mọi quốc gia chính là mang lại cuộc sống tốt nhất cho người dân, thông qua phát triển tài chính toàn diện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp cho mọi người dân trong xã hội có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính một cách thuận tiện với các chi phí hợp lý nhất, thực hiện mục tiêu giảm đói nghèo trong xã hội.Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của ngân hàng (NH) và các tổ chức cung ứng các dịch vụ tài chính có tác động tích cực đối với bộ phận người dân có thu nhập thấp thông qua khả năng thực hiện các giao dịch hàng ngày như gửi tiền, vay tiền, thực hiện các dịch vụ thanh toán, chi trả, bảo hiểm. Đồng thời thông qua tài chính toàn diện giúp các hộ gia đình quản lý các khoản chi tiêu, trợ giúp về tài chính cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ, giảm thiểu các tổn thất phát sinh, tạo điều kiện cải thiện phúc lợi xã hội đối với bộ phận dân cư có thu nhập thấp. 498 2. Kinh nghiệm thúc đẩy tài chính toàn diện tại một số quốc gia Asean Trong tuyên bố chung về tầm nhìn cộng đồng ASEAN đến 2025 với những cam kết về hợp tác xây dựng một cộng đồng thống nhất, ổn định, phồn vinh trong đó đã chỉ rõ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2025 sẽ là một cộng đồng “hội nhập và gắn kết cao; cạnh tranh, sáng tạo và năng động; cùng với tăng cường kết nối và hợp tác theo ngành; và một cộng đồng dung nạp và tự cường hơn, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, đồng thời hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu”. Hiện nay tài chính toàn diện được coi là một trong những vấn đề được ASEAN rất quan tâm, ủy ban công tác về toàn diện tài chính (WC-FINC) được giao nhiệm vụ thúc đẩy các sáng kiến trong khu vực để nâng cao mức độ toàn diện tài chính trong ASEAN. Trên thực tế, nhiều nước trong khối ASEAN cũng đạt được nhiều thành tựu trong việc thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện, trong phạm vị bài viết, tác giả tập trung xem xét thực tiễn tại 3 quốc gia Malaysia, Philippines và Thái Lan.  Tại Malaysia Trong số những nước có thu nhập trung bình trên thế giới, Malaysia được đánh giá là một quốc gia có mức độ phát triển tài chính toàn diện tốt nhất. Theo số liệu thống kê khoảng 90% tỷ lệ người dân trong độ tuổi trưởng thành ở Malaysia có tài khoản ở các tổ chức tài chính, thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền, thanh toán, đầu tư và hầu hết các hộ gia đình ở Malaysia có thể tiếp cận rất nhiều các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của họ. Những thành công của Malaysia là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các cơ quan chức năng và ngành tài chính trong hơn 20 năm qua. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á, Malaysia xây dựng kế hoạch tổng thể 10 năm trong giai đoạn 2001-2010 (Kế hoạch tổng thể ngành tài chính) và giai đoạn 2010-2020 (Kế hoạch tài chính), toàn diện về các vấn đề tài chính và đưa ra một tập hợp các chính sách thực hiện. Các kế hoạch tài chính được thực hiện dựa trên khung giám sát chặt chẽ trong đó chấ ...

Tài liệu được xem nhiều: