Danh mục

KINH TẾ CHÍNH TRỊ - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - GS.TS. PHẠM QUANG PHAN - 7

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 688.64 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh. Trong mỗi thành phần kinh tế, tồn tại các hình thức tổ chức kinh tế với quy mô và trình độ công nghệ nhất định, chịu sự...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH TẾ CHÍNH TRỊ - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - GS.TS. PHẠM QUANG PHAN - 7 Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tácđộng lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tổngthể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh. Trong mỗi thành phần kinh tế, tồn tại các hình thức tổ chức kinh tế với quy mô vàtrình độ công nghệ nhất định, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, cơ chế quản lýkinh tế nhất định. Các thành phần kinh tế được thể hiện ở các hình thức tổ chức kinh doanhđa dạng, đan xen, hỗn hợp. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lựclượng sản xuất là quy luật chung cho mọi phương thức sản xuất. Trong nền kinh tế chưathật sự phát triển cao, lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau; tươngứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất. Do đó, cơcấu của nền kinh tế, xét về phương diện kinh tế - xã hội, phải là cơ cấu kinh tế nhiềuthành phần. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại cơ cấu kinh tếnhiều thành phần. Đó là tất yếu khách quan, vì: - Bước vào thời kỳ quá độ, nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển, lựclượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, do đó chế độ sở hữu về tư liệu sảnxuất sẽ có nhiều hình thức, tức là nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần. Các thành phầnkinh tế không tồn tại biệt lập với nhau mà có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo thành cơ cấukinh tế. - Một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại: các thành phần kinh tế này vẫn cóvai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có lợi cho đất nước trong việc giải quyết việclàm, tăng sản phẩm, huy động các nguồn vốn... Ví dụ thành phần kinh tế tư nhân (cá thể,tiểu chủ, tư bản tư nhân). - Một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dựng chủnghĩa xã hội như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước. Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khách quan và cóquan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần không những tồn tại khách quan mà còn có vaitrò to lớn trong thời kỳ quá độ ở nước ta. 2. Vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta không chỉ là một tất yếu kháchquan mà còn có vai trò to lớn, vì: - Nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, có nghĩa là tồn tại nhiều hình thức quan hệsản xuất, sẽ phù hợp với thực trạng thấp kém và không đồng đều của lực lượng sản xuấtở nước ta hiện nay. Sự phù hợp này, đến lượt nó, lại có tác dụng thúc đẩy tăng năng suấtlao động, tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thànhphần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở nước ta. - Nền kinh tế nhiều thành phần thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, góp phầnthúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, pháttriển các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. - Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của các thànhphần kinh tế trong nước như: vốn, lao động, tài nguyên, kinh nghiệm tổ chức quản lý,khoa học và công nghệ mới trên thế giới... - Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó cóhình thức kinh tế tư bản nhà nước, nó như những cầu nối, trạm trung gian cần thiếtđể đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. - Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạo tiền đề khắc phục tình trạng độc quyền, tạora quan hệ cạnh tranh, động lực quan trọng thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển lựclượng sản xuất. Sự phân tích trên cho thấy, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần có vai trò to lớn trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cơ cấu đó vừa phù hợp với trình độ xã hội hoá củalực lượng sản xuất ở nước ta, vừa phù hợp với lý luận của Lênin về đặc điểm kinh tếnhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, Đảng Cộng sảnViệt Nam chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần. Các thành phần kinh tế cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh1. 3. Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay Căn cứ vào nguyên lý chung và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng Cộng sảnViệt Nam xác định: nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam có 5thành phần: a) Kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng (cônghữu) về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước). Kinh tế nhà nước baogồm các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nướcvà các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế. Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chấtquan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế2. Các doanh nghiệp nhà nước, bộ phận quan trọng nhất của kinh tế, giữ những vị tríthen chốt; phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,2001, tr. 95-66.năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật. Để làm được như vậy phải hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu,đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hiện có, đồng thời pháttriển thêm doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở mộtngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo những hướn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: