KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
Số trang: 38
Loại file: pdf
Dung lượng: 548.13 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hiệu quả xã hội là một khái niệm chuẩn tắc trong kinh tế học. Đó là dạng tuyên bố “điều đó sẽ là gì”. Nghiên cứu yếu tố tác động đến chính sách công giải quyết các vấn đề môi trường là một dạng kinh tế học chuẩn tắc. Các mục tiêu chính sách cần bao nhiêu SO2 trong không khí, bao nhiêu phốt phát trong hồ nước, hoặc bao nhiêu lượng chất độc hại trong đất và làm thế nào thực hiện được các mục tiêu này? Kinh tế học thực chứng nghiên cứu các sự kiện thực tế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 5 KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Chương 4 chỉ ra rằng khi có ngoại tác, tài nguyên tự do tiếp cận, hoặc hàng hóa công, hệ thống thị trường sẽ không đạt được trạng thái cân bằng hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội là một khái niệm chuẩn tắc trong kinh tế học. Đó là dạng tuyên bố “điều đó sẽ là gì”. Nghiên cứu yếu tố tác động đến chính sách công giải quyết các vấn đề môi trường là một dạng kinh tế học chuẩn tắc. Các mục tiêu chính sách cần bao nhiêu SO2 trong không khí, bao nhiêu phốt phát trong hồ nước, hoặc bao nhiêu lượng chất độc hại trong đất và làm thế nào thực hiện được các mục tiêu này? Kinh tế học thực chứng nghiên cứu các sự kiện thực tế đã xảy ra như thế nào, khó khăn nào cần vượt qua. Sản lượng thị trường thực tế và giá tương ứng của nó là các vấn đề nghiên cứu của kinh tế học thực chứng. Các câu hỏi đại loại như một nhóm nhà máy nhiệt điện nào đó phát thải ra bao nhiêu sulphur đioxít (SO2) và yếu tố nào quyết định lượng nhiên liệu sử dụng là các câu hỏi của kinh tế học thực chứng. Một số bước tổng quát trong phân tích chính sách chuẩn tắc: 1. Nhận dạng mức mục tiêu chất lượng môi trường. Mức mục tiêu có thể dựa vào mức phát thải hoặc mức tích tụ chất thải trong môi trường. 2. Quyết định phân chia các mức mục tiêu chất lượng môi trường này cho các nhà sản xuất như thế nào. 3. Quyết định các công cụ chính sách để đạt được mức mục tiêu. Phần 4 sẽ khảo sát kỹ các công cụ chính sách này. 4. Đặt câu hỏi nên phân phối lợi ích và chi phí của chương trình môi trường như thế nào và sự phân phối này có hợp lý hay không. Phần 3 sẽ đề cập đến các phương pháp tính lợi ích và chi phí. Chương này tập trung vào bước đầu tiên: xác định mức mục tiêu chất lượng môi trường. Xây dựng chính sách môi trường có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc có được dữ liệu các biến số kinh tế và kỹ thuật đúng đắn hay không. Chất gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường như thế nào? Nhà sản xuất và người tiêu dùng phản ứng như thế nào với các chính sách? Trong nhiều trường hợp, chúng ta biết nhiều về phản ứng của nhà sản xuất và người tiêu dùng hơn là mối liên kết giữa chất gây ô nhiễm và chất lượng môi trường. Mặc dù khoa học môi trường ngày càng khám phá ra nhiều điều về mối liên kết này nhưng vẫn còn rất nhiều dữ kiện không chắc chắn. Các nhà khoa học chưa hiểu hết các tác động khác nhau của chất gây ô nhiễm lên môi trường. Có thể kể một số ví dụ về sự không chắc chắn khoa học này – chẳng hạn như các tranh luận về nguyên nhân gây hiện tượng thay đổi khí hậu, hợp chất nào trong nước thải của nhà máy giấy gây bệnh cho các bãi nuôi sò. Barry Field & Nancy Olewiler 107 MỨC Ô NHIỄM MỤC TIÊU – MÔ HÌNH TỔNG QUÁT Chẳng có một chính sách công riêng lẻ nào có thể giải quyết được tất cả các vấn đề môi trường khác nhau. Nhưng chúng ta có thể dùng một mô hình đơn giản để xây dựng nền tảng cho bất kỳ tình huống chính sách nào. Mô hình này thể hiện một sự đánh đổi đơn giản thường áp dụng cho tất cả các hoạt động kiểm soát ô nhiễm. Một mặt việc giảm chất thải góp phần làm giảm thiệt hại mà con người phải gánh chịu do ô nhiễm môi trường; mặt khác, việc giảm chất thải lại sử dụng những nguồn lực lẽ ra có thể được dùng vào việc khác. Ví dụ, giảm phát thải sulphur điôxít của một nhà máy nhiệt điện sẽ làm giảm ô nhiễm không khí và lắng tụ axít. Chất lượng môi trường sẽ tăng và làm lợi cho con người và hệ sinh thái. Nhưng để giảm phát thải, nhà máy phải lắp đặt thiết bị giảm ô nhiễm hoặc chuyển qua dùng nhiên liệu chứa ít sulphur hơn (chẳng hạn khí thiên nhiên). Điều này làm tăng chi phí sản xuất. Nếu nhà máy có thể chuyển chi phí này cho khách hàng gánh chịu, giá điện sẽ tăng. Người tiêu dùng sẽ tiêu dùng ít hàng hóa hơn. Mô hình đơn giản trong chương này sẽ trình bày dạng đánh đổi như thế này. Thiệt hại do ô nhiễm Nói thiệt hại do ô nhiễm là nói đến tất cả những tác động bất lợi mà người sử dụng môi trường phải gánh chịu do suy thoái môi trường. Ví dụ một nhà máy đưa chất thải vào dòng sông làm ngộ độc các loài thủy sản, làm con người không thể sử dụng cá bắt được từ dòng sông này nữa. Chất độc nhiễm vào cá bắt đầu tham gia vào chuỗi thức ăn, làm ngộ độc các loài khác ăn những con cá bị nhiễm độc ban đầu – chẳng hạn như chim đại bàng hoặc chim ưng. Các thành phố ở lưu vực sông phải bỏ thêm chi phí để xử lý độc tố ra khỏi nguồn nước sinh hoạt v.v. Ô nhiễm không khí gây thiệt hại đến sức khỏe con người. Các ca tử vong tăng lên từ bệnh ung thư phổi, viêm phổi kinh niên đều liên quan đến mức độ các chất ô nhiễm không khí tăng cao, như sunphua điôxít, sợi amiăng, phóng xạ radon. Ô nhiễm không khí còn gây thiệt hại vật chất – làm xuống cấp vật liệu (ví dụ, các công trình điêu khắc ngoài trời ở thành phố Florence có từ thời Phục Hưng nay phải đem vào bảo quản trong nhà do ô nhiễm không khí) hoặc làm hạn chế tầm nhìn. Ngoài những thiệt hại gây ra cho con người, sự hủy hoại môi trường có thể gây ra ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều yếu tố khác của hệ sinh thái. Các ảnh hưởng đó, như sự hủy hoại thông tin di truyền ở những loài động thực vật sắp bị tuyệt chủng, rốt cuộc sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với nhân loại. Đánh giá giá trị thiệt hại môi trường là một trong những công việc hàng đầu của các nhà khoa học môi trường và các nhà kinh tế học môi trường, và chúng ta sẽ bàn vấn đề này trong chương 7. Nói chung, ô nhiễm càng nhiều thì thiệt hại gây ra càng lớn. Để mô tả mối quan hệ giữa ô nhiễm và thiệt hại, chúng ta sẽ dùng khái niệm hàm thiệt hại. Một hàm thiệt hại thể hiện mối quan hệ giữa số lượng chất thải và giá trị thiệt hại của chất thải đó. Có các dạng hàm số thiệt hại khác nhau: Hàm thiệt hại theo lượng phát thải (Emission damage functions) thể hiện mối quan hệ giữa lượng phát thải từ một hoặc nhiều nguồn nào đó và thiệt hại môi trường gây ra từ lượng phát ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 5 KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG Chương 4 chỉ ra rằng khi có ngoại tác, tài nguyên tự do tiếp cận, hoặc hàng hóa công, hệ thống thị trường sẽ không đạt được trạng thái cân bằng hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội là một khái niệm chuẩn tắc trong kinh tế học. Đó là dạng tuyên bố “điều đó sẽ là gì”. Nghiên cứu yếu tố tác động đến chính sách công giải quyết các vấn đề môi trường là một dạng kinh tế học chuẩn tắc. Các mục tiêu chính sách cần bao nhiêu SO2 trong không khí, bao nhiêu phốt phát trong hồ nước, hoặc bao nhiêu lượng chất độc hại trong đất và làm thế nào thực hiện được các mục tiêu này? Kinh tế học thực chứng nghiên cứu các sự kiện thực tế đã xảy ra như thế nào, khó khăn nào cần vượt qua. Sản lượng thị trường thực tế và giá tương ứng của nó là các vấn đề nghiên cứu của kinh tế học thực chứng. Các câu hỏi đại loại như một nhóm nhà máy nhiệt điện nào đó phát thải ra bao nhiêu sulphur đioxít (SO2) và yếu tố nào quyết định lượng nhiên liệu sử dụng là các câu hỏi của kinh tế học thực chứng. Một số bước tổng quát trong phân tích chính sách chuẩn tắc: 1. Nhận dạng mức mục tiêu chất lượng môi trường. Mức mục tiêu có thể dựa vào mức phát thải hoặc mức tích tụ chất thải trong môi trường. 2. Quyết định phân chia các mức mục tiêu chất lượng môi trường này cho các nhà sản xuất như thế nào. 3. Quyết định các công cụ chính sách để đạt được mức mục tiêu. Phần 4 sẽ khảo sát kỹ các công cụ chính sách này. 4. Đặt câu hỏi nên phân phối lợi ích và chi phí của chương trình môi trường như thế nào và sự phân phối này có hợp lý hay không. Phần 3 sẽ đề cập đến các phương pháp tính lợi ích và chi phí. Chương này tập trung vào bước đầu tiên: xác định mức mục tiêu chất lượng môi trường. Xây dựng chính sách môi trường có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc có được dữ liệu các biến số kinh tế và kỹ thuật đúng đắn hay không. Chất gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường như thế nào? Nhà sản xuất và người tiêu dùng phản ứng như thế nào với các chính sách? Trong nhiều trường hợp, chúng ta biết nhiều về phản ứng của nhà sản xuất và người tiêu dùng hơn là mối liên kết giữa chất gây ô nhiễm và chất lượng môi trường. Mặc dù khoa học môi trường ngày càng khám phá ra nhiều điều về mối liên kết này nhưng vẫn còn rất nhiều dữ kiện không chắc chắn. Các nhà khoa học chưa hiểu hết các tác động khác nhau của chất gây ô nhiễm lên môi trường. Có thể kể một số ví dụ về sự không chắc chắn khoa học này – chẳng hạn như các tranh luận về nguyên nhân gây hiện tượng thay đổi khí hậu, hợp chất nào trong nước thải của nhà máy giấy gây bệnh cho các bãi nuôi sò. Barry Field & Nancy Olewiler 107 MỨC Ô NHIỄM MỤC TIÊU – MÔ HÌNH TỔNG QUÁT Chẳng có một chính sách công riêng lẻ nào có thể giải quyết được tất cả các vấn đề môi trường khác nhau. Nhưng chúng ta có thể dùng một mô hình đơn giản để xây dựng nền tảng cho bất kỳ tình huống chính sách nào. Mô hình này thể hiện một sự đánh đổi đơn giản thường áp dụng cho tất cả các hoạt động kiểm soát ô nhiễm. Một mặt việc giảm chất thải góp phần làm giảm thiệt hại mà con người phải gánh chịu do ô nhiễm môi trường; mặt khác, việc giảm chất thải lại sử dụng những nguồn lực lẽ ra có thể được dùng vào việc khác. Ví dụ, giảm phát thải sulphur điôxít của một nhà máy nhiệt điện sẽ làm giảm ô nhiễm không khí và lắng tụ axít. Chất lượng môi trường sẽ tăng và làm lợi cho con người và hệ sinh thái. Nhưng để giảm phát thải, nhà máy phải lắp đặt thiết bị giảm ô nhiễm hoặc chuyển qua dùng nhiên liệu chứa ít sulphur hơn (chẳng hạn khí thiên nhiên). Điều này làm tăng chi phí sản xuất. Nếu nhà máy có thể chuyển chi phí này cho khách hàng gánh chịu, giá điện sẽ tăng. Người tiêu dùng sẽ tiêu dùng ít hàng hóa hơn. Mô hình đơn giản trong chương này sẽ trình bày dạng đánh đổi như thế này. Thiệt hại do ô nhiễm Nói thiệt hại do ô nhiễm là nói đến tất cả những tác động bất lợi mà người sử dụng môi trường phải gánh chịu do suy thoái môi trường. Ví dụ một nhà máy đưa chất thải vào dòng sông làm ngộ độc các loài thủy sản, làm con người không thể sử dụng cá bắt được từ dòng sông này nữa. Chất độc nhiễm vào cá bắt đầu tham gia vào chuỗi thức ăn, làm ngộ độc các loài khác ăn những con cá bị nhiễm độc ban đầu – chẳng hạn như chim đại bàng hoặc chim ưng. Các thành phố ở lưu vực sông phải bỏ thêm chi phí để xử lý độc tố ra khỏi nguồn nước sinh hoạt v.v. Ô nhiễm không khí gây thiệt hại đến sức khỏe con người. Các ca tử vong tăng lên từ bệnh ung thư phổi, viêm phổi kinh niên đều liên quan đến mức độ các chất ô nhiễm không khí tăng cao, như sunphua điôxít, sợi amiăng, phóng xạ radon. Ô nhiễm không khí còn gây thiệt hại vật chất – làm xuống cấp vật liệu (ví dụ, các công trình điêu khắc ngoài trời ở thành phố Florence có từ thời Phục Hưng nay phải đem vào bảo quản trong nhà do ô nhiễm không khí) hoặc làm hạn chế tầm nhìn. Ngoài những thiệt hại gây ra cho con người, sự hủy hoại môi trường có thể gây ra ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều yếu tố khác của hệ sinh thái. Các ảnh hưởng đó, như sự hủy hoại thông tin di truyền ở những loài động thực vật sắp bị tuyệt chủng, rốt cuộc sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với nhân loại. Đánh giá giá trị thiệt hại môi trường là một trong những công việc hàng đầu của các nhà khoa học môi trường và các nhà kinh tế học môi trường, và chúng ta sẽ bàn vấn đề này trong chương 7. Nói chung, ô nhiễm càng nhiều thì thiệt hại gây ra càng lớn. Để mô tả mối quan hệ giữa ô nhiễm và thiệt hại, chúng ta sẽ dùng khái niệm hàm thiệt hại. Một hàm thiệt hại thể hiện mối quan hệ giữa số lượng chất thải và giá trị thiệt hại của chất thải đó. Có các dạng hàm số thiệt hại khác nhau: Hàm thiệt hại theo lượng phát thải (Emission damage functions) thể hiện mối quan hệ giữa lượng phát thải từ một hoặc nhiều nguồn nào đó và thiệt hại môi trường gây ra từ lượng phát ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài giảng công nghệ kiến thức thương mại giáo dục đại học toán kinh tế đề cương ôn tập câu hỏi trắc nghiệmTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Toán kinh tế: Phần 1 - Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (năm 2022)
59 trang 317 0 0 -
Đề cương học phần Toán kinh tế
32 trang 227 0 0 -
10 trang 222 1 0
-
171 trang 216 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 215 0 0 -
27 trang 213 0 0
-
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG - NGÂN HÀNG ĐỀ THI HẾT HỌC PHẦN HỌC PHẦN: TOÁN KINH TẾ
9 trang 171 0 0 -
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 170 1 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 169 0 0 -
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 168 0 0