Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 1: Kinh tế môi trường là gì?
Số trang: 21
Loại file: pdf
Dung lượng: 360.99 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của chương này là làm cho các bạn quen với các khái niệm và công cụ phân tích cơ bản của kinh tế vi mô được sử dụng trong kinh tế môi trường. Chúng ta sẽ làm rõ bằng cách nào kinh tế môi trường giúp trả lời những câu hỏi quan trọng về nền kinh tế và môi trường của chúng ta với những ví dụ rất thực tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 1: Kinh tế môi trường là gì?CHƯƠNG 1KINH TẾ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề về môi trường với cách nhìn và phương phápphân tích của kinh tế học. Bạn có thể vẫn nghĩ rằng kinh tế học hầu như chỉ nói về cácquyết định trong kinh doanh và làm thế nào để có được lợi nhuận trong hệ thống Tư bảnchủ nghĩa. Điều này không đúng trong trường hợp này. Kinh tế học nghiên cứu tại sao vàlàm thế nào mà con người – có thể là người tiêu thụ, nhà sản xuất, các tổ chức phi lợinhuận hay các cơ quan nhà nước – đưa ra các quyết định sử dụng các nguồn tài nguyên cógiá trị. Kinh tế học được chia thành kinh tế vi mô – nghiên cứu hành vi của các cá nhânhay các nhóm nhỏ và kinh tế vĩ mô – nghiên cứu hoạt động kinh tế của toàn bộ nền kinh tế.Kinh tế môi trường có nguồn gốc từ cả hai chuyên ngành này, nhưng chủ yếu vẫn là từkinh tế vi mô. Nghiên cứu kinh tế môi trường, cũng giống như tất cả các môn kinh tế họckhác, quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm cho cácmục đích sử dụng có tính cạnh tranh. Các khái niệm về sự khan hiếm, chi phí cơ hội, sựđánh đổi, lợi ích biên và chi phí biên là chìa khóa để hiểu các vấn đề môi trường và cáchthức giải quyết các vấn đề đó.Kinh tế môi trường sử dụng những khái niệm quen thuộc trong kinh tế học. Sự khác biệtgiữa kinh tế môi trường với các môn học kinh tế khác nằm ở chỗ kinh tế môi trường tậptrung nghiên cứu xem các hoạt động kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tựnhiên – không khí, nước, đất và vô số các giống loài sinh vật. Các quyết định kinh tế củacon người, các nhà sản xuất và chính phủ có thể gây ra những ảnh hưởng có hại đến môitrường tự nhiên. Việc chôn lấp chất thải rắn vào môi trường tự nhiên đã tạo ra ô nhiễm vàsuy thoái các hệ sinh thái. Điều đó dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tốiưu. Tại sao điều này lại xảy ra trong hệ thống kinh tế? Tại sao con người không tính đếncác ảnh hưởng từ các hoạt động kinh tế lên môi trường thiên nhiên? Kinh tế môi trường sẽtrả lời các câu hỏi này. Điều quan trọng không kém là kinh tế môi trường nghiên cứu vàđánh giá các phương cách khác nhau để đạt được mục đích sử dụng tối ưu xã hội tất cả cácnguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên môi trường.Để đạt được những nhiệm vụ này, chúng ta xây dựng một mô hình phân tích tuy đơn giảnnhưng hiệu quả. Giống như tất cả các khía cạnh của kinh tế học, chúng ta sẽ tập trung vàocác phân tích biên liên quan đến sự đánh đổi giữa chi phí biên và lợi ích biên. Trong khitiêu chí hiệu quả kinh tế vẫn là tiêu chí chủ yếu trong việc đánh giá các kết quả và cácchính sách, các nhà kinh tế môi trường cũng xem xét các tiêu chí khác để lựa chọn giữanhiều chính sách khác nhau nhằm nổ lực cải thiện môi trường – ví dụ như tiêu chí côngbằng. Nếu tiêu chí hiệu quả kinh tế không thể đạt được, và các mục tiêu môi trường đượcthiết lập dựa vào các tiêu chuẩn khác, thì phương pháp kinh tế có thể giúp ích rất nhiều chongười đưa ra quyết định trong việc đạt được những mục tiêu mong muốn.Mục tiêu của chương này là làm cho các bạn quen với các khái niệm và công cụ phân tíchcơ bản của kinh tế vi mô được sử dụng trong kinh tế môi trường. Chúng ta sẽ làm rõ bằngcách nào kinh tế môi trường giúp trả lời những câu hỏi quan trọng về nền kinh tế và môitrường của chúng ta với những ví dụ rất thực tế. Đầu tiên chúng ta xem xét ý nghĩa chínhcủa “phương pháp kinh tế học” sau đó là ví dụ về ô nhiễm do xe máy. Mặc dù bài viết nàykhông sử dụng nhiều các công cụ kinh tế vĩ mô, nhưng chúng ta giới thiệu trong phần 1này một ví dụ về vấn đề chính mà các nhà kinh tế học đã xét đến – tăng trưởng kinh tế cóBarry Field & Nancy Olewiler1nhất thiết dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường theo thời gian hay không? Trongchương 2 chúng ta sẽ xem xét các mối quan hệ rộng lớn giữa nền kinh tế với môi trường vàđịnh nghĩa một số từ ngữ quan trọng về ô nhiễm. Sau đó chúng ta sẽ nghiên cứu nhữngnguyên lý kinh tế cần thiết.PHƯƠNG PHÁP KINH TẾTại sao con người lại hành xử theo các cách thức gây hủy hoại môi trường? Có nhiều cáchtrả lời cho câu hỏi này. Một cách trả lời là suy thoái môi trường có nguồn gốc từ các hànhvi vô đạo đức của con người. Vì thế, ví dụ, lý do con người gây nên ô nhiễm là do họ thiếusức mạnh đạo đức để kiềm chế các hành vi gây suy thoái môi trường. Nếu điều này là đúngthì cách để con người ngừng gây ô nhiễm là phải gia tăng mức nhận thức đạo đức môitrường trong xã hội. Thật ra, phong trào môi trường đã hướng rất nhiều người tập trung vàocác vấn đề đạo đức môi trường, đã khảo sát về mặt đạo đức của tác động đó lên môi trườngthiên nhiên của con người. Những câu hỏi thuộc về đạo đức này rõ ràng là mối quan tâmcơ bản đối với bất kỳ một xã hội văn minh nào. Chắc chắn một trong những lý do chính màcác vấn đề môi trường đã thắp lên ngọn lửa quan tâm của xã hội là ý thức trách nhiệm đạođức tạo nên sự chú ý của nhiều người rên đấu trường chí ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 1: Kinh tế môi trường là gì?CHƯƠNG 1KINH TẾ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề về môi trường với cách nhìn và phương phápphân tích của kinh tế học. Bạn có thể vẫn nghĩ rằng kinh tế học hầu như chỉ nói về cácquyết định trong kinh doanh và làm thế nào để có được lợi nhuận trong hệ thống Tư bảnchủ nghĩa. Điều này không đúng trong trường hợp này. Kinh tế học nghiên cứu tại sao vàlàm thế nào mà con người – có thể là người tiêu thụ, nhà sản xuất, các tổ chức phi lợinhuận hay các cơ quan nhà nước – đưa ra các quyết định sử dụng các nguồn tài nguyên cógiá trị. Kinh tế học được chia thành kinh tế vi mô – nghiên cứu hành vi của các cá nhânhay các nhóm nhỏ và kinh tế vĩ mô – nghiên cứu hoạt động kinh tế của toàn bộ nền kinh tế.Kinh tế môi trường có nguồn gốc từ cả hai chuyên ngành này, nhưng chủ yếu vẫn là từkinh tế vi mô. Nghiên cứu kinh tế môi trường, cũng giống như tất cả các môn kinh tế họckhác, quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm cho cácmục đích sử dụng có tính cạnh tranh. Các khái niệm về sự khan hiếm, chi phí cơ hội, sựđánh đổi, lợi ích biên và chi phí biên là chìa khóa để hiểu các vấn đề môi trường và cáchthức giải quyết các vấn đề đó.Kinh tế môi trường sử dụng những khái niệm quen thuộc trong kinh tế học. Sự khác biệtgiữa kinh tế môi trường với các môn học kinh tế khác nằm ở chỗ kinh tế môi trường tậptrung nghiên cứu xem các hoạt động kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tựnhiên – không khí, nước, đất và vô số các giống loài sinh vật. Các quyết định kinh tế củacon người, các nhà sản xuất và chính phủ có thể gây ra những ảnh hưởng có hại đến môitrường tự nhiên. Việc chôn lấp chất thải rắn vào môi trường tự nhiên đã tạo ra ô nhiễm vàsuy thoái các hệ sinh thái. Điều đó dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tốiưu. Tại sao điều này lại xảy ra trong hệ thống kinh tế? Tại sao con người không tính đếncác ảnh hưởng từ các hoạt động kinh tế lên môi trường thiên nhiên? Kinh tế môi trường sẽtrả lời các câu hỏi này. Điều quan trọng không kém là kinh tế môi trường nghiên cứu vàđánh giá các phương cách khác nhau để đạt được mục đích sử dụng tối ưu xã hội tất cả cácnguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên môi trường.Để đạt được những nhiệm vụ này, chúng ta xây dựng một mô hình phân tích tuy đơn giảnnhưng hiệu quả. Giống như tất cả các khía cạnh của kinh tế học, chúng ta sẽ tập trung vàocác phân tích biên liên quan đến sự đánh đổi giữa chi phí biên và lợi ích biên. Trong khitiêu chí hiệu quả kinh tế vẫn là tiêu chí chủ yếu trong việc đánh giá các kết quả và cácchính sách, các nhà kinh tế môi trường cũng xem xét các tiêu chí khác để lựa chọn giữanhiều chính sách khác nhau nhằm nổ lực cải thiện môi trường – ví dụ như tiêu chí côngbằng. Nếu tiêu chí hiệu quả kinh tế không thể đạt được, và các mục tiêu môi trường đượcthiết lập dựa vào các tiêu chuẩn khác, thì phương pháp kinh tế có thể giúp ích rất nhiều chongười đưa ra quyết định trong việc đạt được những mục tiêu mong muốn.Mục tiêu của chương này là làm cho các bạn quen với các khái niệm và công cụ phân tíchcơ bản của kinh tế vi mô được sử dụng trong kinh tế môi trường. Chúng ta sẽ làm rõ bằngcách nào kinh tế môi trường giúp trả lời những câu hỏi quan trọng về nền kinh tế và môitrường của chúng ta với những ví dụ rất thực tế. Đầu tiên chúng ta xem xét ý nghĩa chínhcủa “phương pháp kinh tế học” sau đó là ví dụ về ô nhiễm do xe máy. Mặc dù bài viết nàykhông sử dụng nhiều các công cụ kinh tế vĩ mô, nhưng chúng ta giới thiệu trong phần 1này một ví dụ về vấn đề chính mà các nhà kinh tế học đã xét đến – tăng trưởng kinh tế cóBarry Field & Nancy Olewiler1nhất thiết dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường theo thời gian hay không? Trongchương 2 chúng ta sẽ xem xét các mối quan hệ rộng lớn giữa nền kinh tế với môi trường vàđịnh nghĩa một số từ ngữ quan trọng về ô nhiễm. Sau đó chúng ta sẽ nghiên cứu nhữngnguyên lý kinh tế cần thiết.PHƯƠNG PHÁP KINH TẾTại sao con người lại hành xử theo các cách thức gây hủy hoại môi trường? Có nhiều cáchtrả lời cho câu hỏi này. Một cách trả lời là suy thoái môi trường có nguồn gốc từ các hànhvi vô đạo đức của con người. Vì thế, ví dụ, lý do con người gây nên ô nhiễm là do họ thiếusức mạnh đạo đức để kiềm chế các hành vi gây suy thoái môi trường. Nếu điều này là đúngthì cách để con người ngừng gây ô nhiễm là phải gia tăng mức nhận thức đạo đức môitrường trong xã hội. Thật ra, phong trào môi trường đã hướng rất nhiều người tập trung vàocác vấn đề đạo đức môi trường, đã khảo sát về mặt đạo đức của tác động đó lên môi trườngthiên nhiên của con người. Những câu hỏi thuộc về đạo đức này rõ ràng là mối quan tâmcơ bản đối với bất kỳ một xã hội văn minh nào. Chắc chắn một trong những lý do chính màcác vấn đề môi trường đã thắp lên ngọn lửa quan tâm của xã hội là ý thức trách nhiệm đạođức tạo nên sự chú ý của nhiều người rên đấu trường chí ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế môi trường Phương pháp kinh tế Tài nguyên môi trường Quyền sở hữu tài sản Chi phí lợi ích Sự bền vững của môi trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 147 0 0 -
13 trang 144 0 0
-
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 139 0 0 -
Những vấn đề lý luận về di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam: Phần 1
250 trang 120 0 0 -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu gia đình Việt Nam hiện nay
14 trang 89 0 0 -
Tiểu luận môn Kinh tế môi trường: Báo động ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam
19 trang 76 0 0 -
9 trang 75 0 0
-
4 trang 68 5 0
-
76 trang 67 0 0
-
BÁO CÁO MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN
8 trang 57 0 0