Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 2 - ThS. Vũ Thị Hương
Số trang: 76
Loại file: pdf
Dung lượng: 547.42 KB
Lượt xem: 64
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp nội dung phần 1, Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài; Quyền sở hữu tài sản trong tư pháp quốc tế; Thừa kế trong tư pháp quốc tế; Hợp đồng trong tư pháp quốc tế; Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 2 - ThS. Vũ Thị Hương Chương 5 CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI, PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI 1. Mục tiêu Về kiến thức: - Hiểu và thông hiểu trình tự thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài. - Xác định được luật áp dụng để giải quyết vấn đề. Về kỹ năng: Vận dụng vào một tình huống cụ thể để xác định trường hợp đó có được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hay không. Lập luận và nêu chính xác căn cứ pháp lý. 2. Lý thuyết 2.1. Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài Về nguyên tắc, các bản án, quyết định dân sự của Tòa án chỉ có hiệu lực pháp luật trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi Tòa án đã đưa ra các bản án quyết định đó. Đối với những tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, bản án có thể phải thi hành ở nước ngoài, lúc này quyền lợi của các đương sự liên quan mới được đảm bảo. Vì vậy, để một bản án, quyết định dân sự của Tòa án một nước được tuyên bố có hiệu lực và được thi hành ở một quốc gia khác thì bản án, quyết định dân sự đó phải trải qua môt giai đoạn tố tụng riêng tại hệ thống tòa án nước được yêu cầu công nhận. Như vậy, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có nghĩa là thừa nhận hiệu lực pháp lý của bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài theo đúng như bản án dân sự trong nước. 54 Công nhận bản án dân sự nước ngoài là tiền đề cần thiết để thi hành cưỡng chế bản án đó, nhưng để thi hành cưỡng chế bản án nước ngoài này thì cần phải tuân theo các điều kiện riêng biệt được quy định chặt chẽ hơn nhiều so với những điều kiện cần thiết công nhận bản án đó. Hầu hết theo pháp luật các nước, bản án dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành nếu sau khi thẩm tra thấy thỏa mãn các điều kiện sau: - Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật nơi tuyên. - Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án tuyên. - Các quy tắc tố tụng dân sự bắt buộc đã được tuân thủ. - Việc công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không trái với pháp luât, trật tự công cộng của nơi được yêu cầu công nhận27. - Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. - Cơ sở pháp lý: Dựa trên các Điều ước quốc tế, pháp luật trong nước. - Phạm vi công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định rất cụ thể trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam. - Trình tự, thủ tục công nhận: + Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài: Bước 1: Nộp đơn yêu cầu và các tài liệu, giấy tờ kèm theo đến Bộ Tư pháp (trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp bất khả kháng). Bước 2: Bộ Tư pháp chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền. Bước 3: Tòa án có thẩm quyền thụ lý hồ sơ và chuẩn bị xét đơn yêu cầu. 27 Xem thêm Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006, Nxb Tư pháp. tr. 337-341. 55 Bước 4: Tòa án mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Bước 5: Kháng cáo, kháng nghị (nếu có). + Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Trình tự, thủ tục này giống với các bước của trường hợp xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. + Thủ tục yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam: • Bước 1: Nộp đơn yêu cầu và các tài liệu, giấy tờ kèm theo đến Bộ Tư pháp (trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp bất khả kháng); • Bước 2: Bộ Tư pháp chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền; • Bước 3: Tòa án có thẩm quyền thụ lý hồ sơ và chuẩn bị xét đơn yêu cầu; • Bước 4: Tòa án mở phiên họp xét đơn yêu cầu; • Bươc 5: Kháng cáo, kháng nghị (nếu có). - Những trường hợp không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được quy định tại Điều 439 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. 2.2. Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài Việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện trên cơ sở của Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài (Việt Nam gia nhập ngày 28/7/1995); các Điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam là thành viên; Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Luật Trọng tài thương mại 2010. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài (Điều 424) về quyền được yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài (Điều 425); quyền kháng cáo, kháng nghị (Điều 426); bảo đảm hiệu lực của phán quyết trọng tài (Điều 427); 56 những trường hợp tòa án Việt Nam không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài (Điều 459). 3. Tình huống 3.1. Tình huống 128 3.1.1. Nội dung tình huống Ngày 23/4/2017, bà Ngô Veronika (quốc tịch Ukraina) gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định ly hôn vụ việc dân sự số 2 - 1958/2015 ngày 14/4/2015 của Tòa án quận Shevohenco, thành phố Kiev, Ukraina giữa bà và ông Ngô Tấn D (quốc tịch Việt Nam), kèm theo đơn là quyết định ly hôn trên. Nội dung Quyết định của Tòa án quận Shevohenco, thành phố Ki ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 2 - ThS. Vũ Thị Hương Chương 5 CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI, PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI 1. Mục tiêu Về kiến thức: - Hiểu và thông hiểu trình tự thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài. - Xác định được luật áp dụng để giải quyết vấn đề. Về kỹ năng: Vận dụng vào một tình huống cụ thể để xác định trường hợp đó có được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hay không. Lập luận và nêu chính xác căn cứ pháp lý. 2. Lý thuyết 2.1. Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài Về nguyên tắc, các bản án, quyết định dân sự của Tòa án chỉ có hiệu lực pháp luật trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi Tòa án đã đưa ra các bản án quyết định đó. Đối với những tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, bản án có thể phải thi hành ở nước ngoài, lúc này quyền lợi của các đương sự liên quan mới được đảm bảo. Vì vậy, để một bản án, quyết định dân sự của Tòa án một nước được tuyên bố có hiệu lực và được thi hành ở một quốc gia khác thì bản án, quyết định dân sự đó phải trải qua môt giai đoạn tố tụng riêng tại hệ thống tòa án nước được yêu cầu công nhận. Như vậy, công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có nghĩa là thừa nhận hiệu lực pháp lý của bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài theo đúng như bản án dân sự trong nước. 54 Công nhận bản án dân sự nước ngoài là tiền đề cần thiết để thi hành cưỡng chế bản án đó, nhưng để thi hành cưỡng chế bản án nước ngoài này thì cần phải tuân theo các điều kiện riêng biệt được quy định chặt chẽ hơn nhiều so với những điều kiện cần thiết công nhận bản án đó. Hầu hết theo pháp luật các nước, bản án dân sự của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành nếu sau khi thẩm tra thấy thỏa mãn các điều kiện sau: - Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đã có hiệu lực pháp luật theo pháp luật nơi tuyên. - Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án tuyên. - Các quy tắc tố tụng dân sự bắt buộc đã được tuân thủ. - Việc công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không trái với pháp luât, trật tự công cộng của nơi được yêu cầu công nhận27. - Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. - Cơ sở pháp lý: Dựa trên các Điều ước quốc tế, pháp luật trong nước. - Phạm vi công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định rất cụ thể trình tự, thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam. - Trình tự, thủ tục công nhận: + Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài: Bước 1: Nộp đơn yêu cầu và các tài liệu, giấy tờ kèm theo đến Bộ Tư pháp (trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp bất khả kháng). Bước 2: Bộ Tư pháp chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền. Bước 3: Tòa án có thẩm quyền thụ lý hồ sơ và chuẩn bị xét đơn yêu cầu. 27 Xem thêm Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006, Nxb Tư pháp. tr. 337-341. 55 Bước 4: Tòa án mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Bước 5: Kháng cáo, kháng nghị (nếu có). + Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Trình tự, thủ tục này giống với các bước của trường hợp xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. + Thủ tục yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam: • Bước 1: Nộp đơn yêu cầu và các tài liệu, giấy tờ kèm theo đến Bộ Tư pháp (trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp bất khả kháng); • Bước 2: Bộ Tư pháp chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền; • Bước 3: Tòa án có thẩm quyền thụ lý hồ sơ và chuẩn bị xét đơn yêu cầu; • Bước 4: Tòa án mở phiên họp xét đơn yêu cầu; • Bươc 5: Kháng cáo, kháng nghị (nếu có). - Những trường hợp không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được quy định tại Điều 439 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. 2.2. Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài Việc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện trên cơ sở của Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài (Việt Nam gia nhập ngày 28/7/1995); các Điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam là thành viên; Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Luật Trọng tài thương mại 2010. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài (Điều 424) về quyền được yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài (Điều 425); quyền kháng cáo, kháng nghị (Điều 426); bảo đảm hiệu lực của phán quyết trọng tài (Điều 427); 56 những trường hợp tòa án Việt Nam không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài (Điều 459). 3. Tình huống 3.1. Tình huống 128 3.1.1. Nội dung tình huống Ngày 23/4/2017, bà Ngô Veronika (quốc tịch Ukraina) gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định ly hôn vụ việc dân sự số 2 - 1958/2015 ngày 14/4/2015 của Tòa án quận Shevohenco, thành phố Kiev, Ukraina giữa bà và ông Ngô Tấn D (quốc tịch Việt Nam), kèm theo đơn là quyết định ly hôn trên. Nội dung Quyết định của Tòa án quận Shevohenco, thành phố Ki ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư pháp quốc tế Hướng dẫn giải quyết tình huống Tư pháp quốc tế Quyền sở hữu tài sản Thừa kế trong tư pháp quốc tế Hợp đồng trong tư pháp quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế
128 trang 184 0 0 -
Những vấn đề lý luận về di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam: Phần 1
250 trang 119 0 0 -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu gia đình Việt Nam hiện nay
14 trang 74 0 0 -
9 trang 68 0 0
-
9 trang 54 0 0
-
1 trang 40 0 0
-
17 trang 40 0 0
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 4 - PGS.TS. Lê Thị Nam Giang
23 trang 36 0 0 -
Giáo trình Định giá tài sản: Phần 1 - TS. Nguyễn Minh Hoàng
117 trang 34 1 0 -
10 trang 31 0 0