Danh mục

Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế

Số trang: 128      Loại file: pdf      Dung lượng: 739.15 KB      Lượt xem: 187      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (128 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư pháp quốc tế là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Để đảm bảo cho học phần được thực hiện đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ người học thì việc cải tiến phương pháp dạy học và cung cấp học liệu cho người học được ưu tiên hàng đầu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã biên soạn: Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết các tình huống trong học phần Tư pháp quốc tế với mục đích cung cấp nguồn tư liệu cho người học, điều chỉnh phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế PHẦN I NHỮNG ĐẶC THÙ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC HỌC TẬP HỌC PHẦN TƯ PHÁP QUỐC TẾ I. NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA HỌC PHẦN TƯ PHÁP QUỐC TẾ Theo quan điểm đa số hiện nay, tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập nằm trong hệ thống pháp luật trong nước của mỗi quốc gia. Thuộc hệ thống pháp luật quốc gia nên Tư pháp quốc tế có mối quan hệ mật thiết với các ngành luật khác. Đồng thời, so với các ngành luật khác, Tư pháp quốc tế cũng có một số điểm rất đặc thù. Cụ thể: Thứ nhất, nội dung học phần Tư pháp quốc tế liên quan đến nhiều học phần khác: Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động, Luật Tố tụng dân sự... Tư pháp quốc tế cũng điều chỉnh các quan hệ do các ngành luật đó điều chỉnh, nhưng có điểm khác là trong các quan hệ của Tư pháp quốc tế luôn có yếu tố nước ngoài tham gia và trong Tư pháp quốc tế chủ yếu nghiên cứu vấn đề chọn luật (chọn luật của Việt Nam hay chọn luật của nước ngoài hữu quan) để điều chỉnh quan hệ đó. Vì vậy, có quan điểm cho rằng, Tư pháp quốc tế là tổng hợp của các ngành luật. Nên để có thể học và nghiên cứu được học phần Tư pháp quốc tế, người học phải đã có kiến thức về các học phần nêu trên. Thứ hai, trong học phần Tư pháp quốc tế, người học lần đầu tiên biết tới những khái niệm, những vấn đề mới như: Xung đột pháp luật, chọn luật, dẫn chiếu, áp dụng pháp luật nước ngoài... Đây là những vấn đề hết sức đặc thù của Tư pháp quốc tế mà các ngành luật khác không có. Thứ ba, Tư pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài nên luôn gắn với chính sách đối ngoại, vấn đề đổi mới và hội nhập quốc tế. Chính sách đối ngoại của một nhà nước trước hết là thái độ, lập trường mang tính nguyên tắc và những phương hướng của nhà nước trong quan hệ quốc tế. Các chính sách đối ngoại của Nhà nước cũng phụ 1 thuộc vào tình hình trong nước và quốc tế. Vì vậy, trong từng giai đoạn khác nhau, Nhà nước phải xác định chính sách đối ngoại phù hợp với thực tế. Trước thực tế đó, học phần Tư pháp quốc tế phải luôn gắn với chính sách đối ngoại, vấn đề đổi mới và hội nhập quốc tế. Như vậy, việc xác định các điểm đặc thù của học phần Tư pháp quốc tế, đã đưa ra được yêu cầu đối với việc xây dựng các câu hỏi và các bài tập tình huống phục vụ cho học phần là hết sức cần thiết. II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC GIẢNG DẠY, HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN TƯ PHÁP QUỐC TẾ Các bài tập tình huống được xây dựng phải đảm bảo được các tiêu chí: Phải dựa trên đặc thù của học phần và bám sát nội dung, chương trình giảng dạy Tư pháp quốc tế; tình huống pháp luật được xây dựng phải sinh động, bám sát thực tiễn; bao quát được những vấn đề cơ bản nhất của chương, bài cần học và các tình huống đó là điển hình cho mỗi loại quan hệ được Tư pháp quốc tế điều chỉnh. Cụ thể: Thứ nhất, xây dựng tình huống pháp luật phải dựa trên đặc thù của môn học và bám sát nội dung, chương trình giảng dạy Tư pháp quốc tế. Nội dung môn học Tư pháp quốc tế được chia thành 3 phần: - Phần chung (nếu như theo đào tạo niên chế được thiết kế là học phần 1); - Phần quan hệ cụ thể (nếu như theo đào tạo niên chế được thiết kế là học phần 2); - Phần tố tụng (nếu như theo đào tạo niên chế được thiết kế là học phần 3). Còn nếu theo đào tạo tín chỉ thì 3 nội dung trên được thiết kế thành 1 modul và được giảng dạy từ 11 đến 12 tuần (một học kỳ). Do vậy, việc xây dựng các tình huống phải phù hợp với các hình thức đào tạo. Dù đào tạo theo niên chế hay tín chỉ, thì các tình huống được xây dựng sử dụng thống nhất trong các loại hình đào tạo đó. Trên cơ sở đó, các tình huống được xây dựng trong học phần Tư pháp quốc tế chia thành 3 phần: 2 Phần chung: Phần này bao gồm các kiến thức cơ bản về Tư pháp quốc tế như: Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguồn luật, chủ thể của Tư pháp quốc tế và đặc biệt là đề cập đến vấn đề xung đột pháp luật - hiện tượng đặc thù của Tư pháp quốc tế. Vì thế, yêu cầu đối với việc xây dựng các tình huống trong phần này phải khái quát được những vấn đề chung nhất của Tư pháp quốc tế. Nhưng do đây là vấn đề hoàn toàn mới nên các tình huống phải đơn giản để người đọc dần làm quen với Tư pháp quốc tế. Phần quy định cụ thể: Trong chương trình Tư pháp quốc tế, chủ yếu đề cập đến các quan hệ sau: Các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: Bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế, quan hệ hợp đồng và ngoài hợp đồng, quan hệ sở hữu trí tuệ, quan hệ hôn nhân và gia đình... Trong Tư pháp quốc tế, các quan hệ dân sự này, có quan hệ phát sinh xung đột pháp luật (quan hệ sở hữu, quan hệ thừa kế, quan hệ hợp đồng và ngoài hợp đồng), có quan hệ không phát sinh xung đột pháp luật (quan hệ sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng). Trong phần này, tình huống xây dựng có một điểm chung là yêu cầu người học bằng các vụ việc cụ thể xác định được pháp luật áp dụng để giải quyết quan hệ đó, đặc biệt phần này chú trọng tới kỹ năng chọn luật áp dụng để điều chỉnh một quan hệ cụ thể. - Phần tố tụng (tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài): Các tình huống được xây dựng trong phần này yêu cầu người học nắm được những vấn đề cơ bản và bằng các vụ việc cụ thể xác định các vấn đề liên quan đến tố tụng và đưa ra cách giải quyết đối với từng vấn đề đó. Chẳng hạn như vấn đề xác định thẩm quyền xét xử quốc tế, địa vị pháp lý của người nước ngoài trong tố tụng, ủy thác Tư pháp quốc tế, công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án, phán quyết của trọng tài nước ngoài và các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn pháp luật áp dụng trong tố tụng trọng tài. 3 Thứ hai, các tình huống pháp luật được xây dựng phải sinh động, bám sát thực tiễn, thể hiện được đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà n ...

Tài liệu được xem nhiều: