Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 7: Phân tích lợi ích – chi phí: lợi ích
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 420.76 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chương này khảo sát các kỹ thuật nhằm đánh giá giá sẵn lòng trả (WTP) để giảm ô nhiễm. Một thách thức mà chúng ta phải đối đầu là không có thị trường cho người mua và bán chất lượng môi trường, do đó chúng ta không thể sử dụng những kỹ thuật trực tiếp dùng thị trường để đánh giá lợi ích. Chúng ta phải sử dụng những kỹ thuật gián tiếp. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 7: Phân tích lợi ích – chi phí: lợi ích CHƯƠNG 7 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ: LỢI ÍCH Lợi ích của một vật nào đó bằng đúng với những gì mà người ta sẵn lòng trả để có nó, với những giả định cho trước về phân phối thu nhập và thông tin sẵn có. Đường thiệt hại biên (MD) trong mô hình MAC-MD thể hiện giá sẵn lòng trả của xã hội để giảm lượng phát thải từ một chất ô nhiễm và do đó cải thiện chất lượng môi trường1. Đường MD lúc này tương tự như đường cầu cho hàng hóa thông thường, nhưng dĩ nhiên sẽ dốc đứng bởi vì hàng hóa được đo lường là hàng hóa không mong muốn và phúc lợi của chúng ta tăng khi sử dụng ít hàng hóa này. Tổng lợi ích được đo lường bằng diện tích nằm dưới đường MD, giới hạn bởi điểm thiệt hại biên bằng 0 và mức ô nhiễm mục tiêu như đã trình bày ở chương 5. Đây là phần thiệt hại giảm được do giảm ô nhiễm/cải thiện chất lượng môi trường (EQ). Chương này khảo sát các kỹ thuật nhằm đánh giá giá sẵn lòng trả (WTP) để giảm ô nhiễm. Một thách thức mà chúng ta phải đối đầu là không có thị trường cho người mua và bán chất lượng môi trường, do đó chúng ta không thể sử dụng những kỹ thuật trực tiếp dùng thị trường để đánh giá lợi ích. Chúng ta phải sử dụng những kỹ thuật gián tiếp. Một nhà kinh tế học môi trường từng nói: “Công việc ước lượng lợi ích thường gồm việc thăm dò nhằm lắp ráp các giá trị mà cá nhân gán cho dịch vụ môi trường khi họ phản ứng với các tín hiệu kinh tế khác”2. Có nhiều mức độ trong việc đánh giá giá trị lợi ích. Đối với một nhà phân tích làm việc cho một văn phòng môi trường thì đánh giá giá trị lợi ích là công việc thế số vào các công thức. Diện tích đất ngập mặn nuôi nghêu bị giảm (do các nhà sinh học cung cấp) nhân với giá nghêu hiện hành trên thị trường (lấy được từ một cuộc khảo sát nhanh tại chợ) sẽ bằng với giá trị thiệt hại của ô nhiễm nước ở Howe Sound hay vịnh Fundy. Trong trường hợp này, giá thị trường của một hàng hóa rõ ràng phản ánh giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho hàng hóa đó như đã thảo luận ở chương 3. Có thể dùng đường cầu thị trường để xác định tổng lợi ích (diện tích dưới đường cầu) của việc giảm ô nhiễm. Lợi ích này bằng với việc giảm tổng thiệt hại (diện tích dưới đường MD). Có thể dùng giá thị trường để đánh giá giá trị thiệt hại của một hàng hóa thị trường bởi vì giá thị trường đại diện giá sẵn lòng trả biên cho hàng hóa đó. Nhìn khía cạnh khác, các nhà kinh tế học môi trường đang tìm cách giải quyết với tất cả các loại hàng hóa môi trường không có giá trên thị trường bằng cách đo WTP cho ô nhiễm giảm/chất lượng môi trường tăng. Họ phát triển các phương pháp đo lường WTP và xây dựng đường MD (hoặc khái niệm tương đương là đường cầu cho cải thiện chất lượng môi trường). 1 Nhớ rằng chúng ta đang bàn về phát thải ô nhiễm; mối liên hệ giữa lượng phát thải giảm được và chất lượng môi trường tăng khá phức tạp bởi vì chúng ta phải biết ảnh hưởng của lượng phát thải lên chất lượng môi trường xung quanh, đặc biệt đối với những chất thải tích tụ. Để cho đơn giản, ta tiếp tục giả định mối quan hệ trực tiếp giữa lượng phát thải giảm và chất lượng môi trường tăng. 2 Myrick Freeman III, “Benefits of Pollution Control in U.S. Environmental Protection Agency, Critical Review of Estimating Benefits of Air and Water Pollution Control, Washington, D.C., EPA 600/5-78-014, 1978, pp. II-16 Barry Field & Nancy Olewiler 234 Đánh giá thiệt hại của một loại hàng hóa phi thị trường do ô nhiễm cần phải có phương pháp tính toán giá sẵn lòng trả biên cho việc giảm ô nhiễm/cải thiện chất lượng môi trường bởi vì giá thị trường của hàng hóa này không hiện hữu. Chương này cung cấp danh sách các kỹ thuật khác nhau để đánh giá WTP cho việc giảm ô nhiễm/cải thiện chất lượng môi trường. Không có phương pháp nào áp dụng được cho mọi trường hợp. Có thể phân các kỹ thuật này thành 2 cách tiếp cận: - Cách tiếp cận dùng giá thị trường để phản ánh WTP. Cách này đo lường thiệt hại dưới dạng mất mát thu nhập hoặc sản lượng, năng suất bị giảm, và chi tiêu cần thiết để bù đắp thiệt hại môi trường. Thuật ngữ thường được dùng là phương pháp đo lường WTP trực tiếp. - Cách tiếp cận tính WTP của cá nhân thông qua hành vi tiêu dùng của họ hoặc hỏi trực tiếp. Cách này được sử dụng khi không có thị trường thực hoặc giá thị trường phần nào phản ánh được giá trị môi trường. Thuật ngữ thường được dùng là phương pháp đo lường WTP gián tiếp. Bảng 7.1 liệt kê danh sách các kỹ thuật đánh giá cho các vấn đề môi trường tương ứng. Chúng ta bắt đầu bằng việc trình bày các phương pháp thiệt hại kinh tế (economic damage approaches), tập trung vào lĩnh vực giá trị sức khỏe. ƯỚC LƯỢNG THIỆT HẠI KINH TẾ Suy thoái môi trường gây ra thiệt hại; mô hình kiểm soát phát thải trong chương 5 dựa một phần trên mối quan hệ giữa phát thải và thiệt hại biên – hàm số MD. Do đó ta có thể thấy một cách trực tiếp là lợi ích của việc cải thiện chất lượng môi trường đến từ việc giảm thiệt hại. Để đo lường một hàm số thiệt hại do phát thải, chúng ta phải thực hiện các bước sau: 1. Đo lượng phát thải, 2. Xác định chất lượng môi trường xung quanh lượng phát thải đó, 3. Ước lượng lượng ảnh hưởng đến con người, 4. Đo lường ảnh hưởng (sức khỏe, mỹ quan, giải trí, hệ sinh thái v.v.), 5. Ước lượng giá trị của các ảnh hưởng này. Bảng 7.1: Các phương pháp đánh giá giá trị lợi ích Phương pháp Phương pháp trực tiếp (sử dụng giá thị trường) 1. Thay đổi năng suất 2. Chi phí chăm sóc sức khỏe 3. Thiệt hại vốn nhân lực Barry Field & Nancy Olewiler Ứng dụng môi trường Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe Ảnh hưởng ô nhiễm lên đến nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe 235 4. Chi phí thay thế/phục hồi thiệt hại tài Thiệt hại ô nhiễm gây ra cho cơ sở vật chất sản, kinh doanh Thiệt hại hệ sinh thái (ví dụ tràn dầu) Phương pháp gián tiếp (sử dụng giá sẵn lòng trả) 1. Chi tiêu bảo vệ/giảm thiệt hại 2. Đánh giá hưởng thụ Giá trị tài sản Sự chênh lệch lương 3. Thị trường đại diện Chi phí du h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 7: Phân tích lợi ích – chi phí: lợi ích CHƯƠNG 7 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ: LỢI ÍCH Lợi ích của một vật nào đó bằng đúng với những gì mà người ta sẵn lòng trả để có nó, với những giả định cho trước về phân phối thu nhập và thông tin sẵn có. Đường thiệt hại biên (MD) trong mô hình MAC-MD thể hiện giá sẵn lòng trả của xã hội để giảm lượng phát thải từ một chất ô nhiễm và do đó cải thiện chất lượng môi trường1. Đường MD lúc này tương tự như đường cầu cho hàng hóa thông thường, nhưng dĩ nhiên sẽ dốc đứng bởi vì hàng hóa được đo lường là hàng hóa không mong muốn và phúc lợi của chúng ta tăng khi sử dụng ít hàng hóa này. Tổng lợi ích được đo lường bằng diện tích nằm dưới đường MD, giới hạn bởi điểm thiệt hại biên bằng 0 và mức ô nhiễm mục tiêu như đã trình bày ở chương 5. Đây là phần thiệt hại giảm được do giảm ô nhiễm/cải thiện chất lượng môi trường (EQ). Chương này khảo sát các kỹ thuật nhằm đánh giá giá sẵn lòng trả (WTP) để giảm ô nhiễm. Một thách thức mà chúng ta phải đối đầu là không có thị trường cho người mua và bán chất lượng môi trường, do đó chúng ta không thể sử dụng những kỹ thuật trực tiếp dùng thị trường để đánh giá lợi ích. Chúng ta phải sử dụng những kỹ thuật gián tiếp. Một nhà kinh tế học môi trường từng nói: “Công việc ước lượng lợi ích thường gồm việc thăm dò nhằm lắp ráp các giá trị mà cá nhân gán cho dịch vụ môi trường khi họ phản ứng với các tín hiệu kinh tế khác”2. Có nhiều mức độ trong việc đánh giá giá trị lợi ích. Đối với một nhà phân tích làm việc cho một văn phòng môi trường thì đánh giá giá trị lợi ích là công việc thế số vào các công thức. Diện tích đất ngập mặn nuôi nghêu bị giảm (do các nhà sinh học cung cấp) nhân với giá nghêu hiện hành trên thị trường (lấy được từ một cuộc khảo sát nhanh tại chợ) sẽ bằng với giá trị thiệt hại của ô nhiễm nước ở Howe Sound hay vịnh Fundy. Trong trường hợp này, giá thị trường của một hàng hóa rõ ràng phản ánh giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho hàng hóa đó như đã thảo luận ở chương 3. Có thể dùng đường cầu thị trường để xác định tổng lợi ích (diện tích dưới đường cầu) của việc giảm ô nhiễm. Lợi ích này bằng với việc giảm tổng thiệt hại (diện tích dưới đường MD). Có thể dùng giá thị trường để đánh giá giá trị thiệt hại của một hàng hóa thị trường bởi vì giá thị trường đại diện giá sẵn lòng trả biên cho hàng hóa đó. Nhìn khía cạnh khác, các nhà kinh tế học môi trường đang tìm cách giải quyết với tất cả các loại hàng hóa môi trường không có giá trên thị trường bằng cách đo WTP cho ô nhiễm giảm/chất lượng môi trường tăng. Họ phát triển các phương pháp đo lường WTP và xây dựng đường MD (hoặc khái niệm tương đương là đường cầu cho cải thiện chất lượng môi trường). 1 Nhớ rằng chúng ta đang bàn về phát thải ô nhiễm; mối liên hệ giữa lượng phát thải giảm được và chất lượng môi trường tăng khá phức tạp bởi vì chúng ta phải biết ảnh hưởng của lượng phát thải lên chất lượng môi trường xung quanh, đặc biệt đối với những chất thải tích tụ. Để cho đơn giản, ta tiếp tục giả định mối quan hệ trực tiếp giữa lượng phát thải giảm và chất lượng môi trường tăng. 2 Myrick Freeman III, “Benefits of Pollution Control in U.S. Environmental Protection Agency, Critical Review of Estimating Benefits of Air and Water Pollution Control, Washington, D.C., EPA 600/5-78-014, 1978, pp. II-16 Barry Field & Nancy Olewiler 234 Đánh giá thiệt hại của một loại hàng hóa phi thị trường do ô nhiễm cần phải có phương pháp tính toán giá sẵn lòng trả biên cho việc giảm ô nhiễm/cải thiện chất lượng môi trường bởi vì giá thị trường của hàng hóa này không hiện hữu. Chương này cung cấp danh sách các kỹ thuật khác nhau để đánh giá WTP cho việc giảm ô nhiễm/cải thiện chất lượng môi trường. Không có phương pháp nào áp dụng được cho mọi trường hợp. Có thể phân các kỹ thuật này thành 2 cách tiếp cận: - Cách tiếp cận dùng giá thị trường để phản ánh WTP. Cách này đo lường thiệt hại dưới dạng mất mát thu nhập hoặc sản lượng, năng suất bị giảm, và chi tiêu cần thiết để bù đắp thiệt hại môi trường. Thuật ngữ thường được dùng là phương pháp đo lường WTP trực tiếp. - Cách tiếp cận tính WTP của cá nhân thông qua hành vi tiêu dùng của họ hoặc hỏi trực tiếp. Cách này được sử dụng khi không có thị trường thực hoặc giá thị trường phần nào phản ánh được giá trị môi trường. Thuật ngữ thường được dùng là phương pháp đo lường WTP gián tiếp. Bảng 7.1 liệt kê danh sách các kỹ thuật đánh giá cho các vấn đề môi trường tương ứng. Chúng ta bắt đầu bằng việc trình bày các phương pháp thiệt hại kinh tế (economic damage approaches), tập trung vào lĩnh vực giá trị sức khỏe. ƯỚC LƯỢNG THIỆT HẠI KINH TẾ Suy thoái môi trường gây ra thiệt hại; mô hình kiểm soát phát thải trong chương 5 dựa một phần trên mối quan hệ giữa phát thải và thiệt hại biên – hàm số MD. Do đó ta có thể thấy một cách trực tiếp là lợi ích của việc cải thiện chất lượng môi trường đến từ việc giảm thiệt hại. Để đo lường một hàm số thiệt hại do phát thải, chúng ta phải thực hiện các bước sau: 1. Đo lượng phát thải, 2. Xác định chất lượng môi trường xung quanh lượng phát thải đó, 3. Ước lượng lượng ảnh hưởng đến con người, 4. Đo lường ảnh hưởng (sức khỏe, mỹ quan, giải trí, hệ sinh thái v.v.), 5. Ước lượng giá trị của các ảnh hưởng này. Bảng 7.1: Các phương pháp đánh giá giá trị lợi ích Phương pháp Phương pháp trực tiếp (sử dụng giá thị trường) 1. Thay đổi năng suất 2. Chi phí chăm sóc sức khỏe 3. Thiệt hại vốn nhân lực Barry Field & Nancy Olewiler Ứng dụng môi trường Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe Ảnh hưởng ô nhiễm lên đến nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe 235 4. Chi phí thay thế/phục hồi thiệt hại tài Thiệt hại ô nhiễm gây ra cho cơ sở vật chất sản, kinh doanh Thiệt hại hệ sinh thái (ví dụ tràn dầu) Phương pháp gián tiếp (sử dụng giá sẵn lòng trả) 1. Chi tiêu bảo vệ/giảm thiệt hại 2. Đánh giá hưởng thụ Giá trị tài sản Sự chênh lệch lương 3. Thị trường đại diện Chi phí du h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế môi trường Phân tích lợi ích chi phí Giá thị trường Ước lượng thiệt hại kinh tế Thiệt hại sức khỏe Thiệt hại thiết bị Giá sẵn lòng trảGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 737 21 0 -
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 trang 147 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 139 0 0 -
Tiểu luận môn Kinh tế môi trường: Báo động ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam
19 trang 76 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - Nguyễn Thị Thanh Huyền
48 trang 55 0 0 -
KINH TẾ HÓA LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
194 trang 50 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - TS. Hoàng Văn Long
108 trang 48 0 0 -
Kinh tế môi trường: Câu hỏi, bài tập và trả lời
56 trang 39 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh
307 trang 38 0 0 -
Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 1: Tổng quan kinh tế môi trường
40 trang 33 0 0