Danh mục

Kinh tế phát triển FDI

Số trang: 26      Loại file: doc      Dung lượng: 773.50 KB      Lượt xem: 52      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chủ đề 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2000-2009. Thực trạng và giải pháp. Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Nguồn vốn đầu tư này có thể là những tài sản hữu hình như đất đai, nhà cửa, nhà máy, thiết bị, hàng hoá hoặc tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh tế phát triển FDI CHỦ ĐỀ 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2000-2009. Thực trạng và giải pháp. MỤC LỤC: Phần 1: Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài I. Khái quát về đầu tư, đầu tư nước ngoài 1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư 2. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư nước ngoài II. Phân loại đầu tư nước ngoài 1. Đầu tư tư nhân 2. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) III. Tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế 1. Vị trí 2. Ý nghĩa 3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế IV. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay 1.Khái niệm và đặc trưng của toàn cầu hoá 2. Xu thế toàn cầu hoá trong những năm gần đây 3. Tác động của toàn cầu hoá đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phần 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2000- 2009 I.Tính tất yếu khách quan của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá 1.Bối cảnh thế giới tác động đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2. Nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam II. Thực trạng nguồn vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000-2009 1. Tình hình thu hút vốn FDI giai đoạn 2000-2009 1.1. Số dự án và vốn thu hút đầu tư 1.2. Cơ cấu vốn đầu tư a. Cơ cấu theo ngành b. Cơ cấu theo lãnh thổ c. Cơ cấu theo chủ đầu tư 2. Đánh giá chung về thu hút FDI giai đoạn 2000-2009 2.1. Thành tựu và nguyên nhân 2.2. Hạn chế và nguyên nhân III. Các thành tựu về thu hút đầu tư FDI IV. Những lợi thế và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư FDI 1. Lợi thế 1.1. Việt Nam-vị trí chiến lược chi các nhà đầu tư 1.2. Tình hình chính trị- xã hội ổn định 1.3. Tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định 1.4. Tiềm năng thị trường dồi dào 1.5. Nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ 1.6. Thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 1.7. Chính sách đầu tư ngày càng thông thoáng 2. Khó khăn 2.1. Cơ sở hạ tầng vật chất kém 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý 2.3. Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế 2.4. Công nghiệp phụ trợ còn yếu Phần 3: Giải pháp I. Các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn FDI 1. Hoàn thiện cải cách hành chính và khuôn khổ pháp lý 2. Tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng cơ sở xã hội 3. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ 4. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực II. Các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI Phần 1: Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài I. Khái quát về đầu tư, đầu tư nước ngoài: 1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư: Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Nguồn vốn đầu tư này có thể là những tài sản hữu hình như đất đai, nhà cửa, nhà máy, thiết bị, hàng hoá hoặc tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ thuật, uy tín kinh doanh, bí quyết thương mại... Các doanh nghiệp còn có thể đầu tư bằng cổ phần, trái phiếu, các quyền về sở hữu tài sản khác như quyền thế chấp, cầm cố hoặc các quyền có giá trị về mặt kinh tế như các quyền thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Đối với nền kinh tế nói chung, toàn bộ việc đầu tư được tiến hành ở một thời kỳ nhất định là nhân tố cơ bản duy trì và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ tiếp theo. Xét về lâu dài, khối lượng đầu tư của ngày hôm nay sẽ quyết định dung lượng sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ cải thiện đời sống trong tương lai. 2. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Đầu tư nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung. Tuy nhiên, nó có thêm một số đặc điểm quan trọng khác so với đầu tư nội địa: - Chủ đầu tư là người nước ngoài. Đặc điểm này có liên quan đến các khía cạnh về quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ, phong tục tập quán,...Nói chung, đây là các yếu tố làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư của các chủ đầu tư ở nước ngoài. - Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới. Đặc điểm này có liên quan chủ yếu đến các khía cạnh về ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: